Hán Vũ Đế
Vị Hoàng đế này rất tận tâm với dân với nước, mọi việc lớn nhỏ trong triều đều sẽ hỏi từng vấn đề một. Cũng chính bởi sự quan tâm xã hội này, đồng thời quan tâm trạng thái cuộc sống của người dân đã chứng minh Hán Vũ Đế là một người yêu dân như con, là một vị hiền quân có trách nhiệm. Nhưng trước khi Hán Vũ Đế đích thân chấp chính đã có Đậu Thái Hậu nắm giữ đại quyền. Thế lực của Thái hoàng Thái hậu quá lớn, ông muốn làm gì cũng không dám làm trái lại ý của Thái hậu. Trải qua bao năm mãi mới chờ tới ngày Thái hậu qua đời, mới có được cơ hội thu lại quyền lực về tay mình.
Có lẽ mỗi một vị Hoàng đế đều có những trường hợp tương tự như vậy, việc đầu tiên sau khi nắm quyền đó chính là tăng cường hoàng quyền, đồng thời thực hiện một loạt các cải cách đối nối, mục đích chính là để chỉnh đốn lại sử trị, bồi dưỡng, tìm kiếm ra những nhân tài cho đất nước. Có một điều khác với các vị hoàng đế bình thường, Hán Vũ Đế không câu nệ thân phận cao thấp, ông không coi thường bất kỳ ai, vì thế đã không ít những nhân tài như Vệ Thanh và Hoắc Khứ Bệnh xuất thân từ nô lệ hay Thừa tướng Công Tôn Hoằng xuất thân từ dân nghèo, Ngự sử đại phu Nghê Khoan,... Còn có một người rất đặc biệt, ông là tù binh Hung Nô, công việc là mã nô trong chuồng ngựa. Hán Vũ Đế có đôi mắt tinh đời, người đó sau này chính là nhà quân sự Kim Mật Đê nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc.
Sau khi Hán Vũ Đế chỉnh đốn lại nội chính, tiến hành cải cách đất nước xong thì tiếp đến chắc chắn là đối ngoại chiến tranh. Trong thời gian trị vì của mình, không những đã đánh bại được kẻ thù muôn thuở là quân Hung Nô, mà còn khiến chúng nhìn thấy quân Hán phải khóc thét lên sợ hãi. Từ đó về sau liên tục viễn chinh, xâm chiếm được Tây Vực, Nam Việt, Triều Tiên, muốn đưa Tây Vực thu nạp về bản đồ của triều Hán, quân Hán hung hãn ở ngoài biên giới, tiếp diễn cả hàng trăm năm mà vẫn tràn ngập sự uy mãnh.
Đường Thái Tông
Đồng thời có một vị hoàng đế cũng có trải nghiệm gần giống với Hán Vũ Đế, đó chính là Đường Thái Tông. Cả hai vị vua này đều đã để lại những dấu tích rất đặc sắc trong dòng lịch sử Trung Quốc. Hán Vũ Đế có Vệ Thanh và Hoắc Khứ Bệnh, Đường Thái Tông có Phòng Huyền Linh và Đỗ Như Hối. Đường Thái Tông không tốt số được làm Thái tử như Hán Vũ Đế, thế nên có được ngai vàng là điều không hề dễ dàng gì với ông. Nhưng giữa họ cũng có một số điểm tương đồng, một người đấu trí với Đậu Thái hậu, một người tranh giành với huynh đệ của mình, thế nên đều rất có trí phấn đấu, hiểu thấu lòng người cũng như biết cách dùng người.
Cả hai vị Hoàng đế này đều có những chiến công cực lớn, sau khi tập trung được hoàng quyền về tay mình, Đường Thái Tông đã xuất binh tiêu diệt Đông Đột Quyết, chiếm được Thiên Sơn, dẹp yên phương bắc, bình định Cao Câu Ly. Cả hai vị hoàng đế đều có những chiến công nổi trội, hơn nữa Hán Vũ Đế có “Văn Cảnh chi trị”, Đường Thái Tông có “Trinh Quan chi trị”, làm nền tảng vững chắc cho hậu thế, mới có được sự thịnh vượng, hùng mạnh về sau.
Nhưng Hán Vũ Đế vào lúc cuối đời lại mắc không ít sai lầm, khiến mâu thuẫn tầng lớp ngày càng sâu sắc hơn, dẫn đến các cuộc khởi nghĩa nông dân, khiến sức mạnh quốc nội giảm đi đáng kể. Cuối cùng vẫn tìm được đúng người để giao phó là đại thần Hoắc Quang, lần lượt phò tác Hán Chiêu Đế Lưu Phất Lăng và Hán Tuyên Đế Lưu Tuân, cũng đã có “Chiêu Tuyên trung hưng” trong lịch sử.
Trong những năm cuối đời của Đường Thái Tông, vì sau khi lập Thái tử vẫn liên tục bất định, lại cực kỳ sủng ái Ngụy Vương Lý Thái thế nên đã khiến hắn có ý định đoạt quyền, tranh giành với huynh đệ. Cuối cùng thái tử Lý Thừa Càn bị phế truất bởi tội mưu phản, sau này lại lập Lý Trị làm Thái Tử. Vì Đường Thái Tông đích thân chỉ bảo cho Lý Trị, đồng thời còn khuyên răn cậu rằng: "Con phải coi các bậc thánh triết hiền vương làm thầy, nếu giống như ta thì chắc chắn không thể có hiệu quả”. Đồng thời đã thừa nhận mình đã phạm không ít sai lầm sau khi lên ngôi.
Hán Vũ Đế và Khang Hy cũng có rất nhiều điểm giống nhau, đều có những câu chuyện tương tự. Hoàng vị không dễ dàng có được, tập trung hoàng quyền, chỉnh đốn sử trị, tiêu diệt những mầm mống hậu hoạn đối nội, đối ngoại đánh bại nhiều kẻ địch mạnh. Họ đều là những vị minh quân lập được nhiều chiến tích trong lịch sử Trung Quốc.
Vũ Phong (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)