Cầu Long Biên, biểu tượng lịch sử của Thủ đô Hà Nội, được xây dựng bởi người Pháp từ năm 1898 và hoàn thành năm 1902. Cây cầu bắc qua sông Hồng với chiều dài ấn tượng 2.290 mét, cùng gần 900 mét đường dẫn và 19 nhịp dầm thép. Đường sắt chạy ở giữa cầu, hai bên là đường dành cho xe cơ giới và người đi bộ. Chính cách tổ chức lưu thông ngược chiều đã làm nên sự khác biệt của cầu Long Biên so với các cầu đường thông thường khác ở Việt Nam.
Hà Nội và Phú Thọ sở hữu cây cầu đi ngược
Tương tự, cầu Việt Trì bắc qua sông Lô tại tỉnh Phú Thọ cũng có cách tổ chức giao thông đi ngược chiều. Cầu này cũng được người Pháp xây dựng vào năm 1901, nhưng đã trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, bị tàn phá bởi chiến tranh và được xây dựng lại vào các năm 1956 và 1992. Dù đã được xây dựng lại, cầu Việt Trì vẫn duy trì cách tổ chức giao thông đi ngược chiều độc đáo.
Trong khi đó, cầu Vĩnh Thịnh bắc qua sông Hồng nối liền thị xã Sơn Tây (Hà Nội) với huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) được mệnh danh là cầu vượt sông dài nhất Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại. Cầu có chiều dài hơn 5km, được xây dựng trên quốc lộ 2C với tổng mức đầu tư 137 triệu USD (vốn ODA của Hàn Quốc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam). Cầu Vĩnh Thịnh khánh thành vào tháng 6/2014 và đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối giao thông giữa Hà Nội với các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang.
Tuấn Nguyễn (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)