Khi nói đến cửa sổ, cửa sổ kính là một trong những loại cửa sổ phổ biến nhất thời hiện đại. Chúng không những có tính thẩm mỹ cao còn cung cấp tầm nhìn thông thoáng và tăng cường ánh sáng cho ngôi nhà. Thế nhưng thời cổ đại ở Trung Quốc không có kính, cửa sổ của người xưa thường chỉ làm bằng giấy.
Trong các bộ phim cổ trang thường có cảnh chọc thủng cửa sổ giấy một cách dễ dàng, vậy làm thế nào người thời xưa có thể bảo vệ được sự riêng tư của mình?
(Ảnh minh họa)
Việc phát minh ra giấy có từ thời nhà Hán và giấy gai dầu lúc này đã xuất hiện. Nhưng loại giấy này không dễ làm, giá thành sản xuất rất đắt nên chỉ một số ít người sử dụng được. Càng về sau công nghệ làm giấy càng phát triển, đến các triều đại Ngụy, Tấn, Nam và Bắc triều, giấy được sử dụng rộng rãi trên quy mô lớn. Sau này, do công nghệ sản xuất giấy phát triển, người ta đã sản xuất ra một loại giấy mới, loại giấy này chuyên dùng để dán cửa sổ.
(Ảnh minh họa)
Giấy được người xưa sử dụng dán cửa sổ không phải những tờ giấy mỏng manh như ngày nay mà được xử lý đặc biệt, gọi là giấy mây. Độ nhám và độ cứng của giấy mây lớn hơn rất nhiều giấy thông thường. Không chỉ thế, người xưa còn bôi dầu lên bề mặt giấy, giúp giấy dai hơn, ít bị rách hơn.
(Ảnh minh họa)
Ngoài giấy mây, một số gia đình còn sử dụng vải lụa, loại vải này cũng khó xuyên thủng, tuy độ truyền ánh sáng của vải không tốt lắm nhưng nó lại đa năng hơn giấy mây, vì giấy mây sẽ chỉ xuất hiện ở những nơi có cây thường xuân, trong khi vải lụa có thể mua ở khắp nơi.
(Ảnh minh họa)
Dù là giấy mây hay vải lụa, đều có thể bảo vệ sự riêng tư một cách hiệu quả. Ngoài ra, người xưa cũng sử dụng thêm các loại nguyên liệu khác như da động vật để làm giấy dán cửa sổ, khả năng bảo vệ rất tốt.
(Ảnh minh họa)
Một số gia đình có điều kiện sẽ không lo lắng quá nhiều về vấn đề cửa sổ bị kẻ khác phá hỏng. Bởi vì trong nhà thường có các gia nhân thay phiên tuần tra ngày đêm, canh phòng để kẻ gian không có cơ hội tiếp cận phòng riêng của chủ nhân. Do đó, dù sử dụng chất liệu gì để dán cửa sổ, họ cũng không quá lo lắng về sự riêng tư.
Nguyễn Giang (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)