Gia Cát Lượng sinh năm 181, đúng mùa thu của năm Tân Dậu tại Dương Đô, ngày nay thuộc huyện Nghi Nam, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ông sinh vào thời Hán Linh Đế, tức đời nhà Đông Hán.
Ông là con trai của Gia Cát Khuê, từng làm chức Quận thừa tại Thái Sơn, thời nhà Hán mạt. Ông là con trai thứ hai, có anh là Gia Cát Cẩn và em là Gia Cát Quân. Vì cha mất sớm nên ông và em trai mình là Gia Cát Quân sống cùng với người chú là Gia Cát Huyền, giữ chức vụ Dự chương thái thú cho Viên Thuật. Gia Cát Cẩn, anh trai của Gia Cát Lượng vì tránh loạn nên đến Giang Đông, lúc này, gặp đúng lúc Tôn Sách chết nên đã ở lại đây phục vụ cho Tôn Quyền.
Theo "quốc chí" thì thầy của Gia Cát Lượng chính là Bàng Đức Công, người ở Tương Dương. Theo như trong sách thì ban đầu, Bàng Đức Công không dạy bảo gì Gia Cát Lượng mà chỉ mặc ông tới nhà một mình rồi quỳ lạy dưới giường. Mãi sau này thì Bàng Đức công mới chịu dạy bảo cho Gia Cát Lượng. Và đây cũng chính là người đã đặt cái tên Ngọa Long cho Gia Cát Lượng, cùng với đó chính là các tên như Phượng Sồ (Bàng Thống) và Thủy Kính (Tư Mã Huy).
Sự nghiệp của Gia Cát Lượng gắn liền với Lưu Bị khi ông trở thành một bề tôi trung thành, nhất định một lòng với minh quân mà mình đã lựa chọn. Trong vai trò phò tá của ông lưu bị, Gia Cát Khổng Minh đã hỗ trợ Lưu Bị xây dựng cơ đồ của gia tộc Thục Hán.
Lưu Bị ba lần đến mời Gia Cát Lượng xuống núi giúp mình gây dựng sự nghiệp.
Lưu Bị biết đến được Gia Cát lượng - Khổng Minh chính là do sự tiến cử của Tư Mã Huy nhân lúc bàn chuyện thiên hạ. Lưu Bị nghe danh được Ngọa Long - Gia Cát Khổng Minh, Phượng Sồ - Bàng Thống liền muốn được diện kiến và bảo Tư Mã Huy đưa đến gặp mặt. Lúc ấy, Tư Mã Huy khuyên ông nên đến gặp Gia Cát Lượng và dẫn ông tới nhà.
Không chỉ có Tư Mã Huy mà Từ Thứ, là một mưu sĩ cũng là một người mà Lưu Bị rất tin tưởng cũng gợi ý ông nên đến gặp Gia Cát Lượng. Chính vì thế mà mong muốn chiêu mộ được “con rồng nằm” Gia Cát Khổng Minh trong con người Lưu Bị càng lớn hơn bao giờ hết.
Thời điểm đó, Lưu Bị đã 47 tuổi còn Gia Cát Lượng mới chỉ có 27 tuổi mà thôi. Thế nhưng, Lưu Bị vẫn không ngại hạ thấp mình, đến tận Long Trung để có thể gặp gỡ và mời chàng trai 27 tuổi về giúp sức cho mình. Tương truyền, phải đến lần thứ 3 thì Lưu Bị mới có cơ hội để gặp được Gia Cát Lượng. Cuộc gặp gỡ khiến Lưu Bị càng ấn tượng hơn với Khổng Minh khi ông trình bày về Long trung Kế sách.
Với lưu Bị, có được Gia Cát lượng chính là điều lớn nhất mà ông có được trong thời đó. Chính Lưu Bị đã từng nói rằng “Có được Khổng Minh như cá gặp nước vậy”. Có được một hiền tài như Gia Cát Lượng chính là một trong những nền tảng mà Lưu Bị gây dựng được sự nghiệp 50 năm của nhà Thục Hán trong bề dày của lịch sử phong kiến Trung Quốc. Theo ghi chép, chính Gia Cát Lượng đã gián tiếp phân thành thế ba nước Thục, Ngụy và Ngô khi giúp sức cho Lưu Bị lập nghiệp và sau này xưng vương lập quốc.
Gia Cát Lượng đã góp công lớn giúp Lưu Bị lập ra nhà Thục Hán.
Năm 208, quân của Tào đã tiến đến và bắt đầu áp sát Kinh Châu. Lúc này, Lưu Biểu đã mất, Lưu Tông trở thành người kế vị và đã có ý định đầu hàng trước tào Tháo. Lúc này, Lưu Bị dẫn quân của mình cùng với gia quyến và Gia Cát Lượng, Từ Thứ,...chạy đến đất Giang Lăng.
Trước đó, Gia Cát Lượng đã khuyên Lưu Bị đánh Lưu Tông để có được quân, dân và đất Kinh Châu. Thế nhưng Lưu Bị lại “chẳng nỡ làm vậy”. Do đó mà quân của Lưu Bị cứ chạy và quân Tào Tháo cứ truy đuổi.
Lúc đó, Lưu Bị được Gia Cát Lượng khuyên nên liên kết với Tôn Quyền, tức nhà Ngô để có thể đánh Tào nhân lúc Lỗ Túc đang đến gặp hai người. “Việc đã rất gấp”, Lưu Bị bèn phải đồng ý liền để cho Gia Cát Lượng theo Lỗ Túc về bên Đông Ngô để thương lượng.
Thực tế thì lúc này quyết tâm đánh Tào của Tôn Quyền đã có, thế nhưng, việc Lưu Bị sai Gia Cát Lượng đến nhờ giúp đỡ và liên minh thì vẫn cần phải tỏ vẻ lo lắng và suy nghĩ liệu có nên liên kết hay không. Biết được cá tính của Tôn Quyền, Gia Cát Lượng đã dùng kế khích tướng để nói chuyện, đưa ra những lý lẽ mà Tôn Quyền khó có thể chối cãi được về quân của Lưu Bị. Chính vì thế mà liên minh giữa hai bên đã được quyết định.
Trận Xích Bích và Giang Lăng được xem là trận đánh thể hiện liên minh giữa hai bên. Lúc ấy vào khoảng năm 208 - 209. Theo như sử sách ghi chép lại thì hoạt động của Gia Cát Lượng lúc này không có quá nhiều, ông chủ yếu tham gia vào việc ngoại giao với quân Ngô và nội chính của nhà Thục.
Thế nhưng, dấu ấn của Gia Cát Lượng chính là việc giúp cho Lưu Bị có được 4 quận ở phía Nam khi không bỏ công hay gặp tổn hại gì nhiều. Trong khi đó, nhà Ngô lại chỉ có được 3 quận ở Kinh Châu mặc cho công sức và con người đều bị tổn thất khá lớn. Tham mưu của Gia Cát Lượng được xem là một sách lược đầy táo bạo nhưng cũng rất thành công. Đây được xem như một sự học hỏi khá lớn của Gia Cát Lượng từ Chu Du và Lỗ Túc khi 2 người họ đều có hơn 15 năm kinh nghiệm với con đường binh nghiệp. Còn Gia Cát Lượng tính tới thời điểm trận đánh diễn ra mới chỉ tham gia chính sự được 1 năm và ông mới 28 tuổi mà thôi.
"Trong Tam quốc diễn nghĩa", La Quán Trung mô tả nhân vật Gia Cát Lượng là một vị thừa tướng có tài dùng binh "xuất quỷ nhập thần", có thể bấm quẻ đoán trước tương lai, hô mưa gọi gió, dùng lời nói hoặc thư từ để khích chết hàng loạt nhân vật khác như Chu Du, Vương Lãng, Tào Chân... Gia Cát Lượng cũng giúp Lưu Bị đình ổn phía Nam, giữ vững an ninh trính chị, và nhiều lần mở rộng biên cương khi chinh phạt phía Bắc. Ông nhiều lần đánh chiếm quân Ngụy của Tào Tháo.
Ngày nay, nói về tài năng quân sự của Gia Cát Lượng vẫn là đề tài được rất nhiều người đưa ra mổ sẻ, ở các hội thảo khoa học cũng như các diễn đàn trao đổi. Tuy nhiên, phần đông ý kiến đều công nhận rằng, Gia Cát Lượng là người khiêm nhường, cẩn thận hiểu rõ và hết lòng với chức phận. Còn tài thao lược quân sự của ông không tới mức "xuất quỷ nhập thần" như truyền thuyết dân gian hay tiểu thuyết "Tam quốc diễn nghĩa" mô tả.
Hoàng Anh (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)