Tiểu My vừa sinh em bé gần đây và gia đình rất hạnh phúc khi đón thêm thành viên mới. Tuy nhiên, khi em bé chào đời, trên mông có một vết bớt lớn khiến cô rất hoang mang và lo lắng không biết có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của em bé không.
Tuy nhiên, khi Tiểu My đến gặp bác sĩ thì được cho biết rằng đây là hiện tượng bình thường mà nhiều bé gặp phải.
Các vết bớt của trẻ thường có màu xanh xám, đen, nâu sẫm và đỏ sẫm. Một số bà mẹ nhìn thấy vết bớt trên người con và họ đều mong đến bệnh viện để loại bỏ vết bớt đó vì lo lắng chúng ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy nhiên, theo quan niệm của một số người, việc có một vết bớt là dấu hiệu của chỉ số IQ cao của em bé. Bởi họ cho rằng, điều đó chứng tỏ rằng não và dây thần kinh xúc giác của em bé đã phát triển tốt và rất thông minh.
Vậy việc trẻ sơ sinh có vết bớt có phải dấu hiệu của việc trẻ có chỉ số IQ cao? Hôm nay, chúng tôi sẽ đề cập chi tiết hơn về các vết bớt đó.
Những vết bớt này trong y học được gọi là bớt Mông Cổ. Khi phôi thai phát triển, những tế bào biểu bì tạo sắc tố (Melanocytes) sẽ được chuyển từ trung tâm thần kinh xuống lớp biểu bì. Khi nhiều tế bào cùng tụ lại tại lớp hạ bì thì sẽ tạo thành vết bớt như các mẹ thường thấy ở trẻ sơ sinh.
Theo ước tính, khoảng 80-90% trẻ sơ sinh ở khu vực Đông Á có bớt xanh. Nói chung, người da trắng rất hiếm có vết bớt này, nếu có thì màu da và tóc của họ thường sẽ tối hơn người khác.
Bớt Mông Cổ là loại bớt lành tính nhất và thường không liên quan đến bất kì bệnh tật hay dị tật bẩm sinh nào. Em bé có thể có bớt ngay từ lúc sinh ra hoặc khi đã được 4, 5 tháng tuổi. Khi bé khoảng 6 tuổi thì vết bớt sẽ dần dần biến mất.
Vì vậy, loại bớt này hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé và cũng không đòi hỏi bất cứ liệu pháp điềutrị nào.
Vì các cơ sở khoa học như vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng việc xuất hiện bớt này ở trẻ sơ sinh hoàn toàn không liên quan đến chỉ số IQ của trẻ.
Hạ Tú (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)