Nhiều người cảm thấy mình không giỏi giao tiếp khi ngồi trên bàn rượu và chọn cách im lặng, uống rượu một mình. Tuy nhiên, đây không phải là phương án tốt, nếu bạn chỉ mải mê với ly rượu của mình, bạn sẽ không để lại ấn tượng sâu đậm với người khác, và hình ảnh của bạn trong mắt lãnh đạo, đồng nghiệp và bạn bè không được đánh giá cao. Do đó, mọi người cần phải hiểu về văn hóa bàn rượu và không nên chỉ mải mê uống rượu một mình. Vậy nên làm gì khi không muốn chỉ uống rượu?
Khi uống rượu, chúng ta nên khéo léo trong việc nâng ly mời người khác. Những câu nói như "không uống là không coi trọng tôi" hay "không uống là không xem nhau như anh em" là những lời không nên xuất hiện trên bàn rượu vì chúng tạo áp lực và thiếu tôn trọng đối phương. Chúng ta nên rủ uống rượu một cách vừa phải, không quá đà, khi nâng ly cũng nên nói vài lời hay ý đẹp, không chỉ đơn giản là "tôi mời" rồi uống một hơi. Cách tốt nhất là sử dụng vài lời chúc mừng, sau đó nói "bạn cứ tự nhiên, uống bao nhiêu tùy bạn, tôi xin cạn trước”.
Bên cạnh việc biết cách ăn nói, cũng không nên nói quá nhiều. Đừng chiếm hết không gian nói chuyện của mọi người hay nói những lời khoác lác, bởi những người như vậy thường không được lãnh đạo và đồng nghiệp tôn trọng. Điều này sẽ để lại ấn tượng xấu và không có lợi cho bản thân trong việc cải thiện các mối quan hệ cũng như cải thiện sự nghiệp.
Văn hóa bàn rượu ngày càng được coi trọng, nhiều quyết định quan trọng đôi khi được thực hiện sau khi uống rượu. Có câu "rượu vào lời ra", vì vậy mọi người cần đảm bảo rằng mình phải có cử chỉ, lời nói phù hợp khi uống rượu và đặc biệt không nên quá chén đến mức mất kiểm soát, để tránh gây ra những tình huống khó xử sau đó.
Nguyễn Giang (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)