Mặc dù ngày nay khoa học xã hội phát triển, những thông tin về vũ trụ bao la đang hiện dần ra trước mắt chúng ta. Nhưng không phải ai cũng biết những hiện tượng tưởng chừng đơn giản này.
1. Trái đất hình cầu rất đẹp - như những gì chúng ta thấy trên phim ảnh
Nếu bạn nghĩ rằng trái đất hình cầu và trông vô cùng huyền diệu thì có lẽ bạn sẽ phải thất vọng. Hình dạng của trái đất không hề đẹp như vậy, nhưng nó cũng không phải quá xấu. Trái đất của chúng ta luôn thay đổi kích thước và hình dạng theo thời gian, mặc dù nó không lớn - khoảng 5cm mỗi năm. Và thực tế nó có hình dạng như dưới đây.
Hình ảnh chân thực nhất này được lấy từ các dữ liệu vệ tinh, và trái đất không hề hoàn hảo như chúng ta thường thấy.
2. Mặt trăng có một mặt tối và một mặt sáng
Nhưng thực tế lại chứng minh điều ngược lại - mặt trăng không hề có mặt tối.
Tuy nhiên, ở đó có một "mặt xa" mà chúng ta không thể quan sát được từ Trái Đất. Đây là lý do tại sao:
- Khoảng thời gian dài trước đây, các hiệu ứng hấp dẫn của Trái đất từ từ quay quanh Mặt trăng trên trục của nó. Khi Mặt trăng quay từ từ đủ chậm để phù hợp với chu kỳ quỹ đạo của nó (thời gian để Mặt trăng quay xung quanh Trái Đất), hiệu ứng ổn định.
- Vì vậy, Mặt trăng quay vòng quanh Trái đất một vòng và quay trên trục của nó một vòng, cả hai lần quay đều cùng một khoảng thời gian và hầu hết, nó chỉ cho chúng ta thấy một mặt.
3. Sao Thủy là nóng nhất
Như chúng ta đã biết, các hành tinh trong hệ mặt trời quay quanh Mặt trời với các quỹ đạo xa gần khác nhau. Hành tinh nào càng xa Mặt trời thì lại càng lạnh (do ít hấp thụ ánh sáng mặt trời hơn). Ví dụ như sao Hỏa xa hơn Trái Đất nên có nhiệt độ thấp hơn. Tuy vậy, hệ mặt trời có hai ngoại lệ là sao Kim và sao Thủy. Nhiệt độ trên bề mặt sao Kim nóng hơn nhiệt độ trên bề mặt sao Thủy rất nhiều mặc dù khoảng cách từ Mặt trời tới sao Kim phải xa gấp đôi khoảng cách từ Mặt trời tới sao Thủy. Tại sao lại có chuyện này?
Câu trả lời cho sự trái ngược này giống như câu trả lời đã gây ra hiệu ứng nhà kính cho Trái Đất: khí Carbon Dioxide (CO2). Trên sao Kim có một lớp CO2 khá dày, cho phép ánh sáng xuyên qua mình nhưng lại giữ lại nhiệt trên bề mặt của sao Kim. Do vậy nhiệt lượng nhận được từ sao Kim tuy ít hơn sao Thủy nhưng lớp khí quyển dày này đã giúp sao Kim giữ được nhiệt độ nhiều hơn. Kết quả là nhiệt độ trên bề mặt sao Kim cỡ gần 700 độ K (~ 427 độ C), nhiệt độ đủ cao để làm nóng chảy Chì (Pb). Trong khi đó nhiệt độ trên sao Thủy chỉ là 440K (~167 độ C). Cũng bởi nhiệt độ quá cao cho nên dù trên bề mặt sao Kim có bầu khí quyển nhưng không thể có một sinh vật sống nào có khả năng tồn tại ở nhiệt độ đó (chưa kể bầu khí quyển này có Oxy hay lưu huỳnh hay không).
4. Mặt trời là một quả cầu lửa khổng lồ
Mọi người đều biết rằng nhiệt độ bề mặt của mặt trời khoảng 5700 độ C, và điều đó làm cho mặt trời trông như quả cầu lửa khổng lồ. Nhưng thực chất việc so sánh mặt trời như quả cầu lửa không lồ không phải vì nhiệt độ bề mặt, bản chất là phản ứng nhiệt hạch bên trong lõi.
Quả vậy, trong lõi của Mặt trời, các điều kiện xảy ra và duy trì phản ứng tổng hợp nhiệt hạch đều được đáp ứng. Nhiệt độ đòi hỏi xảy ra phản ứng nhiệt hạch rất lớn, lên đến hai 200 triệu độ C. Sức nóng đó đã lan tỏa đến bề mặt của mặt trời, và khiến nó như đang bốc cháy.
5. Mặt trời có màu cam hoặc màu vàng
Nheo mắt lại, và nhìn vào mặt trời , bạn sẽ thấy nó màu vàng. Nhưng thực tế mặt trời có màu trắng.
Bầu khí quyển của Trái Đất làm ánh sáng của Mặt Trời chuyển thành màu vàng, và hầu hết ánh sáng từ các ngôi sao khác cũng như vậy. Khí quyển bẻ cong ánh sáng, tạo ra hiệu ứng tán xạ Rayleigh, đây cũng là nguyên nhân khiến bầu trời có màu xanh, và ánh nắng rực rỡ màu đỏ lúc chiều tà.
6. Con người không thể tồn tại trong không gian nếu không có đồ bảo hộ
Một quan niệm sai lầm trong vấn đề này. Mọi người thường nghĩ rằng, nếu ở ngoài không gian mà không có quần áo bảo hộ thì cơ thể con người sẽ phát nổ bởi áp lực từ các mạch máu. Nhưng thực tế làn da của chúng ta đủ linh hoạt để giữ cho các cơ quan trong cơ thể hoạt động bình thường.
Bên ngoài không gian, nhiệt độ của máu sẽ tăng lên 46 độ C và cao hơn nhiệt độ cơ thể và cơ thể sẽ linh hoạt để thích nghi được với điều đó. Chúng ta sẽ không bị nổ tung.
Và câu hỏi đặt ra ở đây rằng chúng ta có chết không? Câu trả lời là sẽ chết vì chúng ta không có không khí. Nếu ở trong không gian mà không có không khí, bạn sẽ chỉ chịu được dưới 15 giây sau đó sẽ mất dần ý thực và chết trong vòng 2 phút.
7. Mùa đông trái đất ở xa mặt trời hơn mùa hè
Sự tạo thành các mùa trong năm do chuyển động quay của Trái Đất quanh mặt trời và do độ nghiên của trục Trái Đất. Sự bắt đầu các mùa tại Bắc bán cầu trong năm được đánh dấu bằng các ngày chí (tính theo dương lịch):
Mùa xuân bắt đầu từ ngày Xuân phân (21/3) đến ngày Hạ chí (22/6),
Mùa hè từ Hạ chí (22/6) tới Thu phân (23/9)
Mùa thu từ Thu phân tới Đông chí (22/12)
Mùa đông từ Đông chí (22/12) tới Xuân phân (21/3).
Các mùa trong năm được lặp lại theo chu kỳ mùa đông - mùa xuân - mùa hạ - mùa thu rồi lại mùa đông xảy ra ở hai cực của trái đất. Do con người tập trung sống ở Bắc bán cầu nên ta chỉ xét sự khác biệt về thời tiết của các mùa ở Bắc bán cầu.
Do quỹ đạo của Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời là một đường elip gần tròn nên nhiều người lầm tưởng rằng mùa đông lạnh hơn mùa hè là do Trái Đất ở xa mặt trời hơn điều này tương đối thiếu chính xác. Sự thật nguyên nhân làm mùa đông lạnh hơn mùa hè là do trục nghiêng của Trái Đất so với Mặt Trời.
Hạ Tú (Theo Giadinhvietnam.com)