Tôi khuyên bạn: Đừng để năm thứ này trong bếp khi dọn dẹp cuối năm. Đây không phải là mê tín mà nó có cơ sở khoa học!
1. Các loại thực phẩm, đồ uống hết hạn sử dụng,...
Trong hầu hết các trường hợp, chúng ta thường nhìn bằng mắt thường và không có cách nào nhận biết được thực phẩm đã biến chất hay chưa, nếu ăn phải thực phẩm hư hỏng hết hạn sử dụng thì sẽ không tốt cho sức khỏe.
Đồ ăn nhẹ chưa được mở và hết hạn trong thời gian ngắn, chẳng hạn như bánh quy, nói chung là có thể ăn được, nhưng nhiều loại thực phẩm phải vứt đi ngay khi chúng hết hạn.
Ví dụ, nếu để trứng ở nhiệt độ phòng hơn 21 ngày, vi khuẩn sẽ vượt quá tiêu chuẩn. Ngay cả khi trứng được luộc chín, vẫn có thể có salmonella, và thực phẩm có nhiều protein nếu vi khuẩn hoặc chất độc sinh ra sau ngày hết hạn, nói chung việc đun nóng là vô ích.
Ngoài ra, có rất nhiều người có thói quen xấu, nấu chín miếng thịt ra để rã đông, phần còn lại tiếp tục cho vào tủ lạnh đông nhiều lần, việc này không chỉ ảnh hưởng đến mùi vị, mà tổng số vi khuẩn sẽ tăng đột biến!
Chia sẻ với các bạn một mẹo nhỏ: mỗi khi mua thịt về, bạn có thể rửa sạch và cắt trực tiếp từng phần theo bữa, sau đó đóng gói vào hộp bảo quản trong ngăn đông tủ lạnh, như vậy bạn có thể mang ra nấu rất tiện lợi và hợp vệ sinh, đồng thời có thể kéo dài thời gian bảo quản.
Ngoài đồ uống, dầu ăn đã mở nắp sử dụng lâu, khi tiếp xúc thời gian dài với không khí, dầu sẽ bị ảnh hưởng bởi oxy, nước, ánh sáng và vi sinh vật và sẽ bị thủy phân hoặc oxy hóa, do vậy không sử dụng quá 3 tháng sau khi mở nắp.
2. Các thiết bị nhỏ không cần thiết
Mọi người thường chạy theo xu hướng mua một loạt các đồ tạo tác nhà bếp, chẳng hạn như nồi chiên không dầu, máy nấu ăn, máy ăn sáng, máy làm mì, làm giá...
Tuy nhiên, đa số các thiết bị đó đều chỉ dùng vài lần sau đó vất xó.
Trên thực tế, bạn cần phải xem xét thói quen sinh hoạt của chính mình trước khi lựa chọn, thấy thực sự cần thiết mới mua chứ không nên nghĩ đến việc mua những thiết bị nhỏ này ngẫu hứng.
3. Nồi và chảo có vết nứt và khe hở
Mặc dù chất liệu của bộ đồ ăn bằng sứ an toàn, chịu được nhiệt độ cao nhưng nếu có hiện tượng vỡ, nứt, bong tróc sứ, nứt vỡ… thì vẫn cần phải xử lý càng sớm càng tốt. Bộ đồ ăn bị hư hỏng không chỉ gây nguy cơ mất an toàn trong quá trình sử dụng, hàm lượng chì trong đồ sứ men màu có thể trào ra và lẫn vào thức ăn.
Quan trọng hơn, đối với bát đĩa bị nứt, vi khuẩn sẽ sinh sôi trong các kẽ và rất khó rửa sạch, trong môi trường nhiệt độ cao, các vết nứt có thể bị nổ, vừa không an toàn vừa không đảm bảo vệ sinh. Không cần thiết phải giữ lại những chiếc xoong, chảo bị nứt, sứt mẻ mà chỉ cần vứt chúng đi.
4. Đũa mốc
Nhà bếp của nhiều người vẫn sử dụng đũa tre hoặc đũa gỗ truyền thống, nhưng nếu sử dụng quá lâu, đũa gỗ có thể dễ dàng sinh ra vi khuẩn như escherichia coli và aflatoxin do ẩm ướt và nấm mốc, bên cạnh đó thường xuyên chạm vào miệng cũng sẽ sinh ra vi khuẩn, không tránh khỏi “bệnh tật vào qua miệng”.
5. Giẻ cũ đã ngả màu vàng hoặc đen
Nhà bếp là nơi dễ bị bám bẩn nhất như nước sốt, chúng ta thường dùng giẻ lau khi lau chùi, sau khi sử dụng hết chúng ta mới giặt sạch chúng. Nhưng theo thời gian, những miếng giẻ này dù có giặt bằng cách nào cũng bị nhờn và bốc mùi khó chịu.
Điều này là do trong nhà bếp nơi bạn thường nấu ăn, giẻ lau được sử dụng nhiều lần, và về cơ bản giữ trong tình trạng ẩm ướt, tự nhiên rất dễ sinh ra nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Bạn càng sớm vứt bỏ những miếng vải vụn cũ đã ngả màu vàng hoặc đen thì càng tốt, sức khỏe là điều quan trọng nhất.
Mặc dù tiết kiệm là một đức tính truyền thống, nhưng sạch sẽ là điều quan trọng nhất đối với một nơi sinh hoạt quan trọng như nhà bếp!
Autran (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)