Rau ngải cứu
1. Rau ngải cứu mua về nhặt lấy phần lá và ngọn ngon còn phần thân thì không cần thiết. Sau đó chúng ta bắt đầu rửa sạch rau ngải cứu. Rửa nhiều lần để làm hết cặn, đất bẩn bám bên trong. Rửa xong vớt ra để riêng.
2. Tiếp theo, bạn hãy đun một nồi nước lớn, tốt nhất không nên dùng nồi sắt, nồi sắt sẽ dễ làm ngải cứu bị đen. Hãy đun bằng nồi inox. Sau khi nước trong nồi sôi thì cho 5 gam baking soda vào trước rồi cho lá ngải cứu đã rửa sạch vào.
3. Luộc sôi nước 2 phút, dùng đũa đảo đều. Sau 2 phút vớt rau ra ngâm ngay vào nước lạnh. Tốt nhất nên thay nước lạnh 2 lần để giữ nguyên trạng thái nước lạnh rồi ngâm rau trong 5 phút. Việc ngâm nước lạnh sẽ giúp giữ màu xanh cho rau.
4. Sau 5 phút, chúng ta vớt ngải cứu ra vắt sạch nước, không cần vắt thật khô, có thể để lại một ít nước. Làm cho đến khi hết rau ngải cứu.
5. Sau khi vắt xong các nắm ngải cứu, cho các nắm ngải vào túi kín rồi buộc lại, cho vào ngăn đá tủ lạnh để bảo quản. Khi nào muốn dùng đến ngải cứu chỉ cần lấy ra, rã đông là xong. Với cách này, ngải cứu để được cả năm vẫn giữ được hương vị và màu sắc.
Ngoài ra, chúng ta có thể bảo quản như sau. Cho ngải cứu đã chần xong máy xay, thêm lượng nước vừa đủ vào, xay nhuyễn.
Nếu thích bạn có thể lọc lấy nước ngải cứu, bỏ bã. Cho nước ngải cứu vào lọ thủy tinh đã tiệt trùng (luộc sôi) rồi đem bảo quản ở ngăn mát trong 1 tuần.
Hành lá
1. Đầu tiên, bạn nhặt và rửa sạch phần hành không dùng đến, nhặt bỏ những lá úa, vàng, cũng như cắt bỏ rễ, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
2. Lắc đều nước trên bề mặt hành khô hoặc để khô tự nhiên, sau đó đặt lên thớt và cắt thành nhỏ khoảng 0,5 cm.
3. Chuẩn bị hộp hoặc túi giữ tươi, cho tất cả hành lá đã cắt nhỏ vào sau đó đậy kín nắp và cho vào tủ lạnh bảo quản.
4. Hành đã cắt phải khô nước để đông lạnh không bị dính vào nhau.
5. Khi sử dụng hành lá đông lạnh, sau khi lấy ra khỏi tủ lạnh, cho dù là nấu mì hay làm nhân, bạn phải sử dụng kịp thời trước khi rã đông, nếu không hành lá sau khi rã đông sẽ bị đen và dính nước giống như thối và hư hỏng, và sẽ có mùi lạ.
Rau mùi
1. Đầu tiên, bạn nhặt và rửa sạch phần lá úa, vàng, cũng như cắt bỏ rễ, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
2. Cắt bỏ rễ, sau đó cắt nhỏ và cho vào lọ thủy tinh sạch.
3. Đậy nắp và cho vào ngăn đá tủ lạnh để bảo quản. Với cách này, bạn có thể bảo quản rau mùi cả năm.
Ngoài ra, chúng ta có thể bảo quản rau mùi không cần trữ đông trong tủ lạnh. Bạn vẫn tiến hành rửa và cắt rau mùi như cách trên. Sau khi cắt xong cho vào hộp đậy kín, đổ nước vào và đậy nắp.
Cuối cùng, bạn cho vào ngăn mát tủ lạnh bảo quản. Nếu thay nước hai ngày một lần thì có thể bảo quản được khoảng một tuần, khi ăn sẽ không khác gì rau mùi tươi.
Đỗ que ( Đỗ cô ve)
1. Rửa sạch đỗ que, bỏ phần đầu và đuôi hoặc bất cứ phần nào bị sâu.
2. Đun sôi nước trong nồi, cho 1 thìa muối sau khi nước sôi thì cho đỗ vào chần qua nước, sau hai phút vớt ra.
3. Xả nhanh bằng nước lạnh, vớt đỗ ra để ráo nước, càng ráo nước càng tốt.
4. Cuối cùng cho vào túi zip, hút hết không khí thừa trong túi, gói đủ lượng ăn một bữa vào từng túi. Cuối cùng bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh.
Sau khi rã đông, đỗ được bảo quản sẽ giống hệt như đỗ tươi. Chúng sẽ không bị khô và không bị thối rữa. Chúng rất tươi và ngon, ngay cả khi chúng được giữ trong một năm.
Ngô
1. Bóc bỏ lớp lá ngoài cùng, giữ lại 2-3 lớp lá bên trong và lớp râu ngô. Cách làm này sẽ hạn chế sự mất nước của ngô cũng như ngăn ngừa không khí ẩm và sâu mọt xâm nhập.
2. Cho ngô vào thau nước ngâm nửa tiếng cho thấm bớt nước, bước này rất quan trọn, giúp cho ngô nhanh chín và ngọt hơn.
3. Sau khi ngâm ngô xong cho nước vào đun sôi. Sau khi nước sôi, cho một thìa muối và một thìa baking soda và ngô vào đun cùng. Muối sẽ giúp giữ độ tươi, kích thích vị ngọt của ngô, đồng thời không để ngô bị khô. Cuối cùng, bạn luộc ngô với lửa lớn trong vòng 15 phút.
4. Ngô luộc xong lúc đã nguội hoàn toàn, bạn dùng màng bọc thực phẩm bọc từng quả và bảo quản ở ngăn đá tủ lạnh.
Màng bọc thực phẩm có tác dụng khóa chặt độ ẩm, giúp hạt ngô luôn tươi ngon và tránh bị ảnh hưởng bởi không khí khô trong tủ lạnh.
Theo cách này có thể bảo quản ngô trong vòng một năm, khi ăn có thể rã đông. Dùng nấu canh hoặc luộc ăn trực tiếp đều rất tốt. Nó hoàn toàn giống với ngô tươi.
Dương Huyền (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)