Tránh rót rượu bằng tay trái
Đôi khi bạn thấy ly của người bên cạnh đã cạn, bạn muốn rót một ly cho anh ấy. Nhưng anh ta ngồi ở một bên mà bạn không thuận tay, bạn sẽ rót một ly cho anh ấy như thế nào?
Nên nhớ lúc này bạn không được tùy tiện cầm chai rượu lên mà rót rượu bằng tay trái cho anh ấy.
Lý do rất đơn giản, một khi rót rượu xuống bằng tay trái sẽ không dễ dàng kiểm soát được dòng chảy của rượu, nếu miệng ly nhỏ, rượu sẽ dễ dàng tràn ra ngoài và bắn tung tóe vào bên kia. Hành vi có vẻ quá bình thường, nhưng nó lại làm cho mọi người cảm thấy không được tôn trọng. Và nếu họ gặp bạn lần đầu tiên, có thể khiến người đó có ấn tượng không tốt về bạn.
(Ảnh minh họa)
Bất kể bạn đang rót rượu cho ai, đừng bao giờ dùng tay trái của mình để rót rượu. Nếu khách muốn rót rượu ở xa bạn, không rót rượu ngang người, bạn nên bước sang phía bên kia và rót rượu cho khách từ phía sau.
Bàn rượu là nơi mà bạn có thể có rất nhiều thứ, nhưng nếu bạn vô tình tạo cho người ta ấn tượng xấu thì sự tổn thất đó cũng sẽ rất nặng nề. Vì vậy, bạn vẫn cần phải có kỹ năng bàn rượu, dưới đây là 2 cách cư xử trên bàn tiệc sẽ gây ấn tượng với mọi người trong bàn.
Mẹo đầu tiên: nghi thức gọi món tại bàn rượu
(Ảnh minh họa)
Trên bàn rượu, nó không chỉ kiểm tra xem một người có tỉ mỉ trong mọi việc hay không mà còn kiểm tra khả năng thích ứng với những thay đổi của người đó. Vì vậy, với mỗi bữa tiệc bạn phải chuẩn bị rất kỹ về thực đơn có bao nhiêu món ăn, có bao nhiêu người, sở thích của từng người.
Nếu chưa biết rõ thì trước khi gọi món bạn có thể hỏi một cách tế nhị xem có ai kiêng kỵ món ăn nào không? Có ai không ăn được cay không?
Tiếp theo, khi gọi món, bạn nhớ gọi trước một số món nguội chuẩn bị sẵn để các vị khách quý không phải “ngồi không” trong thời gian chờ các món nóng.
Cuối cùng, nhớ gọi một vài món đặc sản địa phương, đây là điều rất đặc biệt và nó sẽ là chủ đề thu hút được sự chú ý của tất cả mọi người trên bàn tiệc.
Mẹo thứ hai: biết cách nói một vài lời mở đầu trôi chảy
Đối mặt với những người khác nhau thì phải dùng từ ngữ khác nhau, khi đối mặt với lãnh đạo và đối mặt với bạn bè thân thiết, hai tình huống đặc biệt này cần được nhấn mạnh.
(Ảnh minh họa)
Đối mặt với lãnh đạo: “Tôi rất biết ơn lãnh đạo đã bảo ban, giúp đỡ tôi trong thời gian vừa quá, đồng thời cũng cảm ơn tất cả anh chị em đồng nghiệp đã có mặt ở đây ngày hôm nay. Thật vinh dự cho tôi khi được đứng đây nâng ly chúc mừng với mọi người, tôi chân thành mong rằng công ty và mọi người sẽ ngày càng phát triển tốt hơn”.
Đối mặt với người thân: “Dù bây giờ mọi người đều có công việc riêng ở những nơi khác nhau, nhưng thật đáng quý khi tình cảm mọi người dành cho nhau vẫn chân thật như này nào. Đã đến với tôi ở bữa tiệc này thì mọi người hãy thoải mái, ăn uống bao nhiêu tùy thích. Trong cuộc sống cũng vậy, nếu cần giúp đỡ thì chỉ cần nói với tôi, tôi hứa sẽ giúp hết sức trong khả năng của mình”.
Nguyễn Giang (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)