1. Đồ uống có ga
Khí carbon dioxide trong đồ uống có ga sẽ tạo ra áp suất cao khi đóng và lắc, có thể làm vỡ nắp phích. Nó không chỉ bắn tung tóe vào cơ thể bạn mà còn có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Ngoài ra, đồ uống có ga còn chứa chất có tính axit có thể ăn mòn thành bên trong của thép không gỉ. Nó không chỉ làm hỏng cốc mà còn giải phóng các nguyên tố kim loại nặng. Nếu bạn uống trong thời gian dài, bạn có thể bị ngộ độc kim loại nặng.
2. Đồ uống có tính axit
Các loại đồ uống có tính axit như canh mận chua, nước chanh, nước cam,... không nên cho vào cốc giữ nhiệt.
Như đã đề cập ở trên, các chất có tính axit sẽ ăn mòn lớp lót bằng thép không gỉ. Nó sẽ giải phóng kim loại nặng, mùi rỉ sét và đẩy nhanh quá trình ăn mòn bên trong bình chứa. Nếu bạn muốn bảo quản đồ uống có tính axit, tốt nhất là nên chọn chai thủy tinh, chai gốm hoặc chai nhựa dùng trong thực phẩm.
3. Thuốc sắc
Để giữ ấm thuốc săc, một số người sẽ đổ trực tiếp vào cốc, nhưng điều này cũng có vấn đề. Các chất trong thuốc sắc có chứa các chất như ancaloit và axit hữu cơ, dễ phản ứng với thép không gỉ tạo ra các chất có hại.
Nếu bạn muốn giữ ấm thuốc Đông y, tốt nhất là bạn nên cho thuốc vào "túi thuốc Đông y" và tránh tiếp xúc trực tiếp với lớp lót bên trong. Điều này sẽ giúp giữ thuốc ấm hiệu quả và ngăn ngừa lớp lót bên trong bị hư hại cũng như sản sinh ra các chất có hại.
4. Món hầm
Nhiều người cho súp hầm vào cốc để giữ ấm. Bạn biết đấy, muối và dầu ở súp mà cho vào trong cốc giữ nhiệt rất dễ sinh sôi vi khuẩn.
Sau khi bảo quản lâu ngày, dễ phát sinh mùi hôi, không chỉ ảnh hưởng đến mùi vị mà còn có thể gây tiêu chảy sau khi uống. Hơn nữa, nếu vòng cao su của phích tiếp xúc với dầu mỡ, nó sẽ dễ chuyển sang màu vàng và mốc , không tốt cho sức khỏe khi sử dụng.
5. Nước sôi
Để đảm bảo nhiệt độ của nước, nhiều người sẽ đổ trực tiếp nước sôi vào cốc giữ nhiệt. Ít ai biết rằng thực tế, hành động này rất không an toàn. Đổ nước sôi trực tiếp vào sẽ đẩy nhanh quá trình oxy hóa lớp lót. Nó cũng sẽ làm tăng áp suất không khí bên trong phích nước, khiến nắp bật ra và bạn có thể bị bỏng do nước sôi nếu không cẩn thận.
6. Đồ uống lên men
Không nên dùng cốc giữ nhiệt để đựng sữa chua, sữa đậu nành và các loại đồ uống khác, nếu không, trong môi trường nhiệt độ cao sẽ dễ đẩy nhanh quá trình lên men. Sau khi uống, bạn có thể bị tiêu chảy.
Ngoài ra, khí sẽ được sinh ra trong quá trình lên men, có thể khiến nắp cốc vỡ ra hoặc thậm chí gây ra "vụ nổ" nếu bạn không cẩn thận, gây nguy hiểm lớn đến an toàn.
7. Rượu vang
Cho dù là bia, rượu vang đỏ hay rượu vang trắng, bạn cũng không nên cho vào cốc giữ nhiệt. Vì cồn sẽ ăn mòn lớp lót bằng thép không gỉ. Thời gian dài sẽ làm hỏng bình.
8. Sữa
Khi sữa được cho vào bình giữ nhiệt, sữa rất dễ lên men, khiến sữa bị chua hoặc thậm chí bị hỏng. Nó không chỉ có vị khó uống mà còn có thể gây tiêu chảy sau khi uống. Hơn nữa, rất dễ để lại vết bẩn bên trong cốc giữ nhiệt và khó vệ sinh. Tốt nhất nên đựng sữa trong cốc gốm hoặc thủy tinh, tốt cho sức khỏe hơn và dễ vệ sinh hơn.
9. Cà phê và trà
Cà phê và trà là những thức uống phổ biến nhất trong cuộc sống. Ngay cả khi muốn giữ ấm, bạn cũng không nên cho chúng vào cốc giữ nhiệt.
Nguyên nhân là do các sắc tố và chất tannin trong cà phê và trà dễ phản ứng với thép không gỉ, khiến hương vị rất khó uống. Ngoài ra, các sắc tố sẽ vẫn còn trong lớp lót bằng thép không gỉ, để lại những "vết bẩn" khó làm sạch.
Diệu Hạnh (Theo Thuơng Hiệu và Pháp Luật)