1. Thớt gỗ bị mốc
Thớt là một dụng cụ không thể thiếu trong nấu nướng hàng ngày. Trong quá trình sử dụng, thớt gỗ dễ bị nứt do dao cắt, những vết nứt này vô tình trở thành nơi sinh sôi của vi sinh vật.
Nếu không được vệ sinh kịp thời và đúng cách sau khi sử dụng, thức ăn thừa và dầu mỡ bám trên thớt sẽ lên men trong môi trường ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi nảy nở.
Trong số đó, nấm Aspergillus flavus là một loại vi sinh vật cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe con người. Loại nấm này có khả năng sản sinh ra chất aflatoxin - một chất gây ung thư mạnh. Việc tiếp xúc lâu dài với nấm Aspergillus flavus có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Theo các nghiên cứu khoa học, thớt gỗ sử dụng lâu ngày, đặc biệt là những thớt có vết nứt, mốc đen, mức độ ô nhiễm vi sinh vật trên đó thường nghiêm trọng hơn nhiều so với thớt mới. Để đảm bảo an toàn và sức khỏe thực phẩm, thớt gỗ nên được thay thế sau khoảng 6 tháng sử dụng.
2. Túi nilong
Nhiều người có thói quen cho cả thực phẩm và túi nilon đựng thực phẩm vào tủ lạnh, vì nghĩ rằng như vậy sẽ tiện lợi. Tuy nhiên, cách bảo quản này lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe.
Lý do rất đơn giản, tủ lạnh không phải là môi trường vô trùng. Việc bảo quản thực phẩm trong túi nilon cùng với nhiều loại thực phẩm khác trong tủ lạnh dễ dẫn khiến mùi vị thực phẩm lẫn vào nhau, ảnh hưởng đến hương vị ban đầu của thực phẩm.
Hơn nữa, các thành phần hóa học trong túi nilon có thể ngấm vào thực phẩm, những chất hóa học này không tốt cho sức khỏe con người. Bạn nên sử dụng hộp đựng thực phẩm chuyên dụng thay cho túi nilon. Bên cạch đó, Việc sử dụng hộp đựng thực phẩm có thể giúp giảm thiểu lượng rác thải nhựa đáng kể.
3. Các loại gia vị hết hạn sử dụng
Món ăn không thể ngon nếu thiếu gia vị bao gồm nước mắm, dấm, muối, đường,... Tuy nhiên, nhiều người khi sử dụng gia vị lại không chú ý đến hạn sử dụng của chúng, lầm tưởng rằng chỉ cần không bị biến chất và không có mùi lạ là có thể tiếp tục sử dụng. Đây là một quan niệm sai lầm.
Ngay cả khi không có sự thay đổi rõ ràng về hình thức bên ngoài, gia vị đã hết hạn sử dụng thì hương vị và giá trị dinh dưỡng vốn có của chúng có thể đã bị giảm đi hoặc thay đổi rất nhiều.
Hơn nữa, các vi sinh vật có hại như vi khuẩn và nấm mốc có thể đã phát triển trong gia vị quá hạn. Những vi sinh vật này không chỉ làm thay đổi mùi vị mà còn có thể gây ra ngộ độc thực phẩm. Ví dụ, trong nước mắm hết hạn, hàm lượng nitơ axit amin có thể giảm, ảnh hưởng tới hương vị. Dầu ăn hết hạn có thể tạo ra các chất có hại khi bị oxy hóa.
4. Bát đĩa bằng nhựa
Bát đĩa nhựa thường được các bà mẹ lựa chọn làm bộ đồ ăn cho trẻ em bởi màu sắc sặc sỡ bắt mắt. Tuy nhiên, những mẫu bát đĩa này có thể chứa một số kim loại nặng như chì, cadmium.
Trong điều kiện bình thường, các kim loại nặng này được bao phủ bởi một lớp màng bảo vệ, không gây hại cho trẻ em. Nhưng một khi lớp màng bảo vệ này bị trầy xước, các chất độc hại có thể giải phóng ra, xâm nhập vào thức ăn và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Hơn nữa, bát đĩa nhựa không chịu được nhiệt độ cao, dễ bị biến dạng hoặc tan chảy khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Ở nhiệt độ cao, chúng có thể giải phóng ra các hóa chất độc hại. Những chất này khi tiếp xúc với thực phẩm có thể tạo ra các chất độc hại mới, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Thu Hà (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)