Phong thủy từ lâu đã xem cây cối là yếu tố quan trọng, không chỉ tạo không gian xanh mát mà còn tác động đến vận khí của gia đình. Việc lựa chọn và trồng những loại cây phù hợp có thể giúp gia chủ thu hút tài lộc, bình an và xua đuổi tà khí. Ngược lại, việc tùy tiện chặt bỏ cây, đặc biệt là những loại cây mang ý nghĩa tốt lành, có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến vận mệnh của gia đình.
Trong số vô vàn các loại cây, có bốn loại cây được đặc biệt lưu ý, được khuyên không nên chặt bỏ dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Đó là cây cau, cây hòe già, cây du và cây hồng giòn.
Cây cau - Biểu tượng của sự thanh cao và hòa thuận
Dù nghèo đến mấy cũng đừng chặt bỏ 4 loại cây này
Cây cau thường được trồng trước nhà, đặc biệt phổ biến trong những ngôi nhà truyền thống. Trong phong thủy, cây cau được xem là biểu tượng của sự cao quý, thanh tao, có khả năng xua đuổi tà khí và mang lại sinh khí cho gia đình. Không những thế, cây cau còn tượng trưng cho sự hòa thuận và hạnh phúc trong gia đình. Do đó, việc chặt bỏ cây cau được cho là có thể khiến gia đình mất đi sự yên bình và may mắn.
Cây hòe già - Nguồn cội của danh vọng và sức khỏe
Cây hòe già không chỉ là một loại cây cảnh mang bóng mát mà còn là một loại dược liệu quý giá. Nụ hoa hòe có màu vàng, khi nở chuyển thành màu trắng ngà, có mùi thơm nhẹ và vị hơi đắng, có tác dụng chữa nhiều bệnh như chống viêm, cầm máu, mỡ máu và giúp làm mát cơ thể. Đặc biệt, trong phong thủy, cây hòe còn được xem là biểu tượng của danh vọng và chức tước.
Tương truyền, ngày xưa trước cửa triều đình thường trồng ba cây hòe, tượng trưng cho ba chức quan lớn Tư mã - Tư đồ - Tư không. Do đó, cây hòe không chỉ mang lại may mắn về con đường công danh, sự nghiệp mà còn mang đến sức khỏe và tài vận cho gia chủ. Việc chặt bỏ cây hòe già được cho là sẽ làm mất đi phước lành và vận may của gia đình.
Cây du - "Cây dư tiền" mang lại lợi ích thiết thực
Cây du, hay còn gọi là cây "du tiền" hay “dư tiền’, là một loại cây quen thuộc với người dân nông thôn. Lá cây du non có vị ngọt nhẹ, có thể ăn được hoặc phơi khô để dùng trong những lúc khó khăn. Vỏ cây du cũng có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Người xưa trồng cây du với mong muốn cây mang lại nhiều lợi ích cho thế hệ mai sau. Họ không muốn chặt bỏ cây du vì nó được xem là nguồn cung cấp lương thực, dược liệu và mang ý nghĩa về sự phát triển bền vững.
Cây hồng giòn - Biểu tượng cho điềm lành và con đàn cháu đống
Cây hồng giòn được trồng khá phổ biến ở Việt Nam, không chỉ cho quả ngon mà còn mang nhiều ý nghĩa tốt lành trong phong thủy. Màu hồng của quả hồng đồng âm với màu hồng nên tượng trưng cho điềm lành, điều may mắn. Quả hồng giòn sai trĩu trịt còn là biểu tượng của con đàn cháu đống, đồng thời mang đến tài lộc, vận may cho cả gia đình. Vì vậy, chặt bỏ cây hồng giòn được cho là sẽ “chặt đứt” tài lộc và phúc khí của con cháu.
Việc bảo tồn và trân trọng những loại cây mang ý nghĩa phong thủy không chỉ là giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống mà còn là cách thể hiện lòng biết ơn đối với thiên nhiên và mong muốn một cuộc sống an lành, thịnh vượng cho bản thân và gia đình. Dù trong hoàn cảnh nào, việc cân nhắc kỹ lưỡng trước khi chặt bỏ những loại cây này là điều vô cùng quan trọng, để không làm mất đi những phúc lộc mà ông bà ta đã gửi gắm.
*Thông tin trong bài chỉ mang tính chiêm nghiệm, tham khảo
Thu Hà (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)