Câu hỏi của độc giả: "9 đối tượng bị bỏ lương cơ sở sau 2026, mức lương mới thay thế chiếm 70% tổng quỹ lương, cụ thể là ai?".
Trả lời:
Theo tinh thần Kết luận 83-KL/TW năm 2024 của Bộ Chính trị, sau năm 2026, khu vực công sẽ tiến tới bỏ hoàn toàn cơ chế lương cơ sở, thay thế bằng mức lương cơ bản với số tiền cụ thể. Đây là bước đi quan trọng trong lộ trình thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.
Theo tiểu mục 3 Mục 2 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, tiền lương được xây dựng dựa trên thiết kế cơ cấu tiền lương mới bao gồm:
Lương = Lương cơ bản (khoảng 70% tổng quỹ lương) + phụ cấp (khoảng 30% quỹ lương).
Đây là điểm khác biệt lớn so với cơ chế hiện hành vốn đang áp dụng mức lương cơ sở và hệ số lương. Việc xây dựng bảng lương mới theo số tiền cụ thể sẽ giúp minh bạch, dễ hiểu và thuận tiện hơn trong quản lý tiền lương.
Tuy nhiên, phương án này hiện vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu, đánh giá tính khả thi để trình Trung ương xem xét vào sau năm 2026. Nếu được thông qua, 5 bảng lương và 9 chế độ phụ cấp mới sẽ được triển khai đồng bộ, thay thế hoàn toàn hệ thống lương hiện hành trong khu vực công.
Dự kiến sẽ có 9 nhóm đối tượng chính thức bị bỏ lương cơ sở (Ảnh minh họa).
Theo Nghị quyết 27 và Kết luận 83-KL/TW, nếu cải cách tiền lương được thực hiện sau năm 2026, sẽ có 9 nhóm đối tượng chính thức bị bỏ lương cơ sở, bao gồm:
- Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo.
- Công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo.
- Sĩ quan công an.
- Hạ sĩ quan nghiệp vụ công an.
- Chuyên môn kỹ thuật công an.
- Sĩ quan quân đội.
- Quân nhân chuyên nghiệp.
- Công nhân quốc phòng.
- Công nhân công an.
(Ảnh minh họa)
Những nhóm đối tượng trên sẽ được xây dựng mức lương cơ bản cụ thể tương ứng với từng vị trí việc làm trong hệ thống chính trị, thay vì phụ thuộc vào hệ số nhân với mức lương cơ sở như trước đây.
Theo tiểu mục 5.2, Mục 5 của Kết luận 83-KL/TW, Bộ Chính trị giao Ban Kinh tế Trung ương chủ trì sơ kết việc thực hiện Nghị quyết 27, đồng thời phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan để đánh giá sự phù hợp, khả thi của hệ thống 5 bảng lương - 9 phụ cấp.
Đây sẽ là căn cứ để trình Trung ương xem xét và quyết định phương án triển khai chính thức sau năm 2026, đồng thời gắn với việc ban hành Danh mục vị trí việc làm trong hệ thống chính trị nhằm đảm bảo công khai, minh bạch và công bằng trong thực thi chính sách.
T.San (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)