Trong đời sống hàng ngày, đa phần những người có cuộc sống nghèo khổ lại rất thích khoe khoang. Người nghèo thường tự ti trong suy nghĩ và luôn để ý đến cách nhìn nhận, đánh giá của người khác về mình. Thế nên, nhiều người trong số họ thường vờ như mình đang sống rất thoải mái để che đậy sự thực là bản thân đang gặp khó khăn. Đôi khi, người ta có thể nhận ra một người có đang sống trong nghèo khó hay không trong nháy mắt, bởi có những điều rất khó lòng che giấu.
Con nhà nghèo luôn cảm thấy tự ti
Điều kiện gia đình hạn hẹp, con nhà nghèo thường phải chịu những cái nhìn thiếu ưu ái, thậm chí là khinh miệt từ một bộ phận xã hội. Khi một đứa trẻ nghèo mặc một bộ đồ không đẹp bằng những đứa trẻ khác, nó có thể bị chế giễu, bị so sánh, dần dần dẫn đến tâm lý tự ti. Về lâu dài, điều này ảnh hưởng vô cùng lớn đến hành trình tương lai của trẻ. Trẻ không thể phát triển tốt nếu lúc nào cũng mặc cảm tự ti.
Tiết kiệm quá mức đến mức keo kiệt
Cần cù và tiết kiệm là hai đức tính quý báu mà mỗi người cần phải có. Do đó, có không ít cha mẹ luôn cố gắng dạy con sống tiết kiệm bằng cách cho con trải qua trong một tuổi thơ nghèo nàn về vật chất. Nhìn vào thực tế, chúng ta sẽ thấy có một bộ phận cha mẹ dù kinh tế khá giả nhưng vẫn buộc bản thân phải tiết kiệm, thậm chí là keo kiệt. Ở khía cạnh giáo dục con cái, họ cũng sẽ tiết kiệm tiền bạc. Họ thường nói bên tai bọn trẻ rằng: “Gia đình mình nghèo lắm, nghèo lắm”. Khi đó, trẻ sẽ cho rằng tiền bạc là vô cùng quan trọng. Khi tiếp xúc với mọi người, điều trẻ quan tâm nhất là người đó có giàu không, có giá trị để lợi dụng không. Thậm chí ngay cả khi chơi với bạn thân hay họ hàng, trẻ vẫn sẽ giữ cách cư xử như vậy.
Thậm chí, có một số cha mẹ dù giàu có nhưng lại không bao giờ cho phép con tham gia những lớp học mang tính nghệ thuật như vẽ tranh, đàn piano, múa bale… vì cho rằng đó là những giờ học vô bổ. Điều này vô tình làm trẻ bị tổn thương vì đó là đam mê của con. Và cứ như thế, trẻ không dám thực hiện ước mơ và đam mê của mình.
Con nhà nghèo có ít cơ hội trải nghiệm sống
Trẻ nhà nghèo sống trong một môi trường bó hẹp, do đó cơ hội trải nghiệm các hoạt động phong phú của đời sống càng ít, đường chân trời tự nhiên không rộng lớn. Thói quen suy nghĩ hình thành và trở nên cố định, thế nên việc xem xét mọi vấn đề đều bị hạn chế. Trái ngược với con nhà nghèo, trẻ nhà giàu có nhiều trải nghiệm hơn, xem xét vấn đề toàn diện hơn thay vì bị giới hạn ở bất cứ khía cạnh nào.
Tục ngữ có câu "đi một ngày đàng, học một sàng khôn", ý nói là đi đây đi đó sẽ học hỏi được nhiều kiến thức, nhiều điều mới mẻ. Chính vì thế, nếu có điều kiện, cha mẹ nên thường xuyên cho con đi du lịch nhiều nơi. Đây không chỉ đơn giản là chuyến đi chơi, mà còn giúp trẻ biết cách chuẩn bị hành trang mang theo như: tìm hiểu về địa điểm đến để lựa chọn quần áo, đồ dùng sao cho phù hợp. Bên cạnh đó, trong mỗi chuyến đi, trẻ sẽ rèn luyện được khả năng quan sát, tính độc lập, tự chủ và mở rộng tầm mắt.
Thực ra, dù nghèo hay giàu, không chỉ đơn giả là không có tiền mà còn có cả trái tim và khối óc dồi dào. Chỉ cần cha mẹ thay đổi được quan niệm giáo dục thì dù không thể “làm giàu” cho con về vật chất, họ vẫn có thể “làm giàu” cho con về tinh thần, để con trở thành con nhà “giàu”. Mỗi ngày thay đổi một chút, tiến bộ hơn một chút là bạn đã nắm trong tay cơ hội thay đổi vận mệnh của bản thân.
Nghèo không đáng sợ, nhưng cứ mãi đắm chìm trong những ý nghĩ đổ tại số mệnh, ru ngủ mình bởi lối sống xa hoa giả tạo, không chịu học hỏi để tiến bộ hơn, bản thân không bao giờ chịu thiệt... ấy mới thực sự là những điều đáng sợ. Với người giàu có nuôi con đúng cách, đây là ba tư duy dễ nhận thấy:
- Giàu không có nghĩa là phung phí, nhưng đầu tư tiền bạc vào những thứ đáng để tiêu. Việc cha mẹ thích nghi với thời đại cũng góp phần giúp trẻ thích nghi với xã hội và tạo lập chỗ đứng cho riêng mình.
- Cho con cái cơ hội trải nghiệm cuộc sống, ví dụ đưa con đi du lịch, khám phá thế giới là cách để con mở rộng tầm nhìn.
- Dạy cho con khái niệm chính xác về quản lý tài chính, thiết lập cho trẻ một quan điểm hợp lý về tiền bạc, học cách sử dụng tiền bạc mình có để tạo ra thêm tài sản cho chính trẻ.
Dương Huyền (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)