Chế biến lại
Như đã nói ở trên, nhiều người thường có thói quen gọi nhiều món khi đi ăn nhà hàng với gia đình, bạn bè, dẫn tới việc có thể còn thừa rất nhiều món, có món chỉ được gắp 1 – 2 lần, rất lãng phí. Khi người phục vụ thu dọn, những món ăn thừa sẽ được mang ra bếp, nếu có người gọi món này sau đó thì người ở bếp sau sẽ hâm nóng lại món ăn và phục vụ người tiếp theo. Mặc dù cách xử lý như vậy là rất phi đạo đức, nhưng vì chủ nhà hàng cho rằng những món ăn này vẫn giữ được sự vẹn toàn, chất lượng vẫn tốt và họ làm vậy để tiết kiệm chi phí.
Mất vệ sinh
(Ảnh minh họa)
Trên thực tế, nhiều người đi ăn nhà hàng, mặc dù ăn mặc rất lịch sự, ưa nhìn, nhưng về vấn đề đảm bảo vệ sinh sau khi dùng bữa xong chắc chắn không thể hoàn hảo được. Những vấn đề về sức khỏe như vi khuẩn từ hơi thở, nước bột, đũa, bát trong quá trình ăn có thể lây lan sang các đĩa thức ăn, rất mất vệ sinh. Rất nhiều người khi phục vụ dọn dẹp bát đĩa thường không ăn những thực phẩm thừa này, vì nó không an toàn và vi khuẩn cũng dễ dàng lây lan.
Ảnh hưởng đến hình ảnh của nhà hàng
(Ảnh minh họa)
Nhiều người sẽ trực tiếp rời đi sau khi ăn xong, sau khi rời đi, người phục vụ sẽ bắt đầu dọn dẹp bát đĩa và phần còn lại của bữa ăn, nếu người phục vụ ăn thức ăn thừa của khách vào thời điểm này nếu bị khách khác nhìn thấy thì sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh của nhà hàng. Vì vậy người phục vụ nói chung sẽ không được phép ăn trong nhà hàng. Đối với những món ăn thừa của khách, một số người phục vụ sẽ nhắc khách đóng gói và mang đi nếu họ thấy còn thừa nhiều.
Sợ rằng người phục vụ phát triển những thói quen xấu
(Ảnh minh họa)
Trên thực tế, nhiều nhà hàng nghiêm cấm người phục vụ ăn thức ăn thừa của khách, bởi vì một khi người phục vụ được phép tự mình xử lý thức ăn thừa thì sẽ xảy ra những tính huống, thói quen xấu trong quá trình làm việc. Họ sẽ mong muốn lấy được nhiều đồ ăn thừa, thậm chí còn sẽ nghĩ tới việc ăn trộm những nguyên liệu trong nhà bếp để mang về nhà, gây tổn thất về kinh tế cho nhà hàng.
Hạ Tú (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)