Người dân uống rượu khi đi xe đạp có bị phạt không?
Trong thời gian gần đây việc thổi nồng độ còn với các phương tiện giao thông diễn ra vô cùng quyết liệt. Đặcb biệt với những người điều khiển phương tiện giao thông là xe máy và ô tô. Tuy nhiên, nhiều người dân thắc mắc là người đi xe đạp nếu trót uống rượu bia thì có bị xử phạt hay không để biết chi tiết mời tham khảo bài viết dưới đây:
Theo luật giao thông đường bộ thì xe đạp cũng là một trong các phương tiện giao thông cơ giới nằm trong luật đường bộ. Chính vì vậy, người dân nếu như uống rượu bia mà vẫn cố tình điều khiển xe đạp tham gia giao thông vẫn bị xử phạt như thường.
Cụ thể theo luật đã quy định thì nếu uống rượu bia kia đi xe đạp thì người điều khiển xe đạp vẫn bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm q khoản 1 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Người đi xe đạp uống rượu bia có bị xử phạt nồng độ cồn
- Tiến hành phạt tiền từ 80.000 - 100.000 đồng: Đi xe đạp mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.
- Tiến hành phạt tiền từ 300.000 - 400.000 đồng: Đi xe đạp trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 - 80 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 - 0,4 miligam/1 lít khí thở.
- Tiến hành phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng: Đi xe đạp trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc 0,4 miligam/1 lít khí thở hoặc không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của cảnh sát giao thông.
Bên cạnh đó, không chỉ có xe đạp mà tất cả các phương tiện giao thông đường bô gồm cả xe ba gác, xe xích lô… (thuộc phương tiện giao thông thô sơ đường bộ). Như vậy, uống rượu đi xe đạp có bị phạt và mức phạt cao nhất là 600.000 đồng.
Đặc biệt: Căn cứ khoản 5 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người vi phạm nồng độ cồn khi đi xe đạp không bị tịch thu phương tiện mà chỉ bị phạt tiền. Chính vì vậy, người dân khi đã uống rượu bia cần nghỉ ngơi và không nên điều khiển phương tiện tham gia giao thông dù là bất cứ phương tiện nào kể cả xe đạp để đảm bảo an toàn cho bản thân và người xung quanh.
Hoàng Lê (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)