Đền Trần Nam Định cầu gì?
Năm 2025, lễ hội Khai ấn Đền Trần năm nay diễn ra từ ngày 3 tháng 2 đến ngày 17 tháng 2, tức là từ ngày 6 đến ngày 20 tháng Giêng âm lịch. Trong khi đó, ngày 11 và 12 tháng Giêng là ngày rước kiệu Ngọc Lộ và rước Nước, tế cá.
Khu di tích đền Trần, bao gồm 3 công trình kiến trúc chính: đền Thiên Trường (hay đền Thượng) thờ 14 vị vua Trần, đền Cố Trạch (hay đền Hạ) thờ Trần Hưng Đạo và đền Trùng Hoa thờ 14 vị vua Trần cùng các quan văn, võ.
Hiện nay, lễ khai ấn đền Trần với những nghi thức truyền thống vẫn được trân trọng bảo tồn và lưu giữ, thu hút đông đảo du khách từ khắp mọi miền đất nước về tham dự.
Lễ khai ấn đền Trần hàng năm đều diễn ra giữa đêm ngày 14 và mở đầu cho ngày Rằm tháng Giêng, ở tại Khu di tích đền Trần phường Lộc Vương, TP Nam Định. Đền Trần là nơi nhiều du khách đến để cầu tài lộc, may mắn.
Lễ hội Khai ấn đền Trần không chỉ là dịp để cầu tài lộc, may mắn mà còn là cơ hội để mỗi người con đất Việt tìm hiểu thêm về lịch sử hào hùng của dân tộc, hòa mình vào không gian văn hóa truyền thống đặc sắc.
Cách treo ấn đền Trần
Nhiều người sau khi xin được ấn đền Trần đều vô cùng mừng rỡ nhưng chung một băn khoăn là không biết bày và cách đặt ấn tại vị trí nào và như thế nào cho đúng phong thủy và tâm linh.
Theo thông tin từ xa xưa truyền lại, ấn đền Trần có từ thời nhà Trần với ý nghĩa là cầu mong cho thiên hạ thái bình, thịnh trị, mọi người, mọi nhà bước sang năm mới mạnh khỏe, lao động, sản xuất, học tập, công tác tốt. Trải qua hàng trăm năm, lễ khai ấn vẫn được người dân duy trì và trở thành một tập tục đẹp trong những ngày đầu năm mới của người Việt.
Theo các chuyên gia phong thủy, ấn đền Trần có thể dán trên tường, sau lưng ngồi làm việc, còn nếu muốn để tăng tài lộc dán ở chính Tây, để thăng quan tiến chức dán ở chính Bắc, để tăng cường sức khỏe dán ở hướng Đông Nam. Không nên đặt ấn nên bà thờ tổ tiên vì không đúng lễ nghĩa, không hợp văn hóa dân tộc.
Ngoài ra, hoàn toàn có thể dán ấn trên tường hoặc cho ấn vào đóng trong khung ảnh, treo lên tường, càng gần vị trí làm việc càng tốt.
Với người vô thần hoặc không quá câu nệ về phong thủy nên treo ấn gần vị trí làm việc. Đặt tại cơ quan hoặc phòng làm việc riêng ở nhà đều được. Nên hướng ấn vào mình, hoặc hướng vào tủ sách, hay hướng ra cửa đều được.
Tuy nhiên, không nên treo ấn đền Trần trên bàn thờ trong gia đình. Hành động này không hợp lễ nghĩa và không mang lại kết quả tốt.
Không dán ấn trên tường nhà vệ sinh.
Không gấp ấn để trên bàn, càng không nên gấp gọn để vào ví.
Tránh để ấn trên ôtô, vì có đây là nơi trường khí âm dễ gây ra sự cố khi đi lại.
Lưu ý gì khi đi lễ hội khai ấn Đền Trần Nam Định?
Lễ hội Khai ấn đền Trần là một sự kiện văn hóa tâm linh quan trọng, thu hút rất đông du khách. Để có một chuyến đi an toàn, ý nghĩa và tránh những phiền toái không đáng có, bạn cần lưu ý một số điều sau:
Chuẩn bị trang phục: Chọn trang phục lịch sự, kín đáo, phù hợp với thời tiết. Nên mang giày dép thoải mái để tiện di chuyển và tham gia các hoạt động.
Chuẩn bị đồ dùng cá nhân: Mang theo các vật dụng cá nhân cần thiết như tiền mặt (đủ chi tiêu), nước uống, khăn giấy, thuốc men cá nhân, mũ nón, kem chống nắng (nếu trời nắng).
Đặt vé tàu, xe, khách sạn (nếu cần): Nếu bạn di chuyển từ xa và có ý định ở lại qua đêm, hãy đặt vé tàu, xe và khách sạn trước để tránh tình trạng hết chỗ.
Cẩn thận với các dịch vụ: Cẩn thận với các dịch vụ trông xe, ăn uống, mua sắm... để tránh bị chặt chém hoặc gặp phải các tình huống không mong muốn.
Tìm hiểu về các điểm gửi xe: Nên tìm hiểu trước các điểm gửi xe để tránh mất thời gian tìm kiếm và gửi xe không đúng nơi quy định.
Tuân theo hướng dẫn: Tuân theo hướng dẫn của ban tổ chức, lực lượng an ninh và tình nguyện viên để đảm bảo an toàn và trật tự cho lễ hội.
Tường San (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)