Vào thời cổ đại, một trong những hình phát thường được sử dụng nhất chính là chém đầu. Và người thi hành án phạt này khi đó được gọi là các đao phủ. Là một đao phủ đạt tiêu chuẩn, đầu tiên phải dám sát sinh, tiểu đao phủ bái sư học nghề phải tập luyện sát sinh.
Nếu là tập luyện thì không thể giết người, đầu tiên là giết những động vật cỡ nhỏ như gà, vịt, ngan ngỗng, sau đó là động vật cỡ lớn như lợn, dê, trâu bò, làm như vậy chủ yếu là để luyện “gan”. Tiếp theo, đao phủ phải chú ý một đao là lấy được mạng, cho nên đao pháp cao siêu là không thể thiếu. Mỗi ngày, đao phủ đều luyện đao, họ sẽ vẽ một vài đường trên trái bí đao rồi với một đao chém xuống, trái bí đao phải tách ra theo đường đã vẽ thì mới đạt tiêu chuẩn.
Nhìn chung, đao phủ thời cổ đại là một nghề nghiệp mang tính chất bạo lực, hai tay nhuốm máu, người muốn theo cần có yếu tố thể chất cũng như tinh thần thuộc vào hàng cực kỳ vững chãi. Tuy nhiên bù lại, nghề nghiệp này cũng mang tới cho giới đao phủ mức thu nhập cao ngất ngưởng. Thế nhưng ngay cả khi được hưởng đãi ngộ hậu hĩnh về mặt thu nhập, đa số họ lại đều phải sống trong cảnh cô độc tới già vì không lấy được vợ. Điều này xuất phát từ 3 nguyên nhân dưới đây.
(Ảnh minh họa)
1. Tính chất công việc
Vào thời cổ đại, năng suất tương đối lạc hậu, và có ít ngành nghề để mọi người lựa chọn và chỉ những người không tìm việc làm mới làm công việc này. Như chúng ta đã biết, người xưa rất phong kiến và mê tín, cho rằng nghề “đao phủ” là quá ác độc và rất đen đủi. Họ cho rằng công việc tước đoạt đi mạng sống của người khác nhất định sẽ đem tới xui xẻo, tai ương hay thậm chí là báo ứng. Mặc dù đao phủ cũng chỉ tuân theo mệnh lệnh nhưng vẫn không cưỡng lại được việc bị người dân “ dị nghị” cái nghề này. Vì vậy, hầu hết phụ nữ sẽ tránh xa những người làm nghề này, và đương nhiên họ sẽ không kết hôn với một đao phủ.
(Ảnh minh họa)
2. Phụ nữ có tâm lý sợ
Như chúng ta đã biết, địa vị xã hội của phụ nữ thời xưa rất thấp. Trong xã hội đó, ngay cả thái giám cũng có thể tìm được một người phụ nữ để phục vụ mình. Là một người đàn ông bình thường, đao phủ hiếm khi tìm thấy một người phụ nữ sẵn sàng phục vụ mình. Ngoài thành kiến với nghề “đao phủ”, một lý do khác là phụ nữ sợ bị đao phủ trả thù.
Vợ chồng sẽ không tránh khỏi những tranh cãi trong cuộc sống. Phụ nữ luôn cho rằng đao phủ đã sớm quen thói bạo lực, tính cách nóng nảy, thậm chí khi tức giận có thể lấy mạng mình mà không mảy may thương tiếc. Xuất phát từ những thành kiến nói trên, hầu hết các cô nương thời cổ đại đều chủ động xa lánh tiếp xúc với giới đao phủ. Thậm chí, họ thà rằng tình nguyện gả cho một nông dân nghèo khổ cũng không muốn thành thân với một đao phủ giàu có nhưng hai tay nhuốm máu.
(Ảnh minh họa)
3. Bản thân đao phủ cũng sớm chấp nhận sống cả đời cô độc
Thực tế, mỗi đao phủ một khi đã quyết định sẽ lấy nghề này làm kế sinh nhai đều sẽ phải cân nhắc về tương lai của mình ngay từ đầu. Mặc dù không có quy định rõ ràng trong luật pháp về việc đao phủ không được lấy vợ và sinh con, nhưng thường thì chính họ cũng thản nhiên chấp nhận sự thật rằng rất có thể cả nửa đời sau cũng sẽ phải sống trong cô độc. Bởi lẽ, đao phủ trong mắt người xưa thuộc vào dạng nghề "cả đời không ngóc đầu lên nổi". Nếu lấy vợ, sinh con, nghề nghiệp của họ sẽ ảnh hưởng tới tiền đồ của con cái.
(Ảnh minh họa)
Ngoài ra, trước khi bước chân vào nghề, sư phụ của những đao phủ cũng đã cảnh báo rằng kiếp này có lẽ khó lấy được vợ. Vì vậy, đao phủ đã sẵn sàng đối mặt với vấn đề này từ trước.
Dương Huyền (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)