Danh mục

Đây là đô thị đặc biệt duy nhất của Việt Nam dự kiến sẽ giữ nguyên hiện trạng không sáp nhập, trong quá khứ từng nhiều lần thay đổi địa giới hành chính

Thứ năm, 08/05/2025 16:33

Địa phương này sở hữu vị trí chiến lược cả về giao thông và kinh tế khi nằm bên bờ sông Hồng, cách biển Đông khoảng 100 km và là trung tâm giao thông kết nối các tỉnh phía Bắc với các vùng miền khác trên cả nước.

Thủ đô Hà Nội - Trung tâm chính trị của cả nước

Theo Nghị quyết 60 của Hội nghị lần thứ 11, Trung ương Đảng thống nhất chủ trương về số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương).

Theo danh sách kèm theo nghị quyết 60, có 11 đơn vị cấp tỉnh (2 thành phố, 9 tỉnh) không thực hiện sáp nhập và có 52 tỉnh, thành phố thực hiện sáp nhập, hợp nhất để hình thành 23 tỉnh, thành mới.

Trong 11 đơn vị hành chính dự kiến sẽ giữ nguyên hiện trạng gồm: Hà Nội, Huế, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh.

đô thị đặc biệt duy nhất của Việt Nam, sáp nhập tỉnh

TP. Hà Nội là một trong số 11 tỉnh/thành trên cả nước dự kiến sẽ giữ nguyên hiện trạng sau khi sắp xếp đơn vị hành chính.

52 địa phương còn lại thuộc sắp xếp đơn vị hành chính, bao gồm cả 4 TP trực thuộc Trung ương của Việt Nam gồm: TP. HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.

Theo như số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê, TP. Hà Nội hiện có diện tích 3.359km2 và dân số 8.499.038 triệu người, đây cũng là TP trực thuộc Trung ương rộng thứ 2 và đông dân thứ 2 của Việt Nam.

Hà Nội được biết đến là Thủ đô thứ 2 của Việt Nam từ thế kỷ 11, là mảnh đất giàu lịch sử, chứng kiến nhiều giai đoạn thăng trầm của đất nước.

Nơi đây từng kinh đô của nhiều triều đại phong kiến như Lý, Trần, Lê.

Hà Nội được định hướng là trung tâm văn hóa lớn của Việt Nam nhờ sự giao thoa của các yếu tố truyền thống và hiện đại.

Thủ đô được biết đến với nhiều di sản văn hóa đặc sắc cũng như di tích lịch sử, đền chùa miếu mạo cũng như các lễ hội truyền thông.

Nếu như TP. HCM được định hướng là "đầu tàu" kinh tế của Việt Nam thì Thủ đô Hà Nội được định hướng là trung tâm chính trị - văn hóa của cả nước, nơi đặt các cơ quan Nhà nước cao nhất gồm: Văn phòng Chính phủ, Quốc hội và các cơ quan trung ương khác. Nơi đây cũng từng chứng kiến nhiều sự kiện mang tầm vóc lịch sử như tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày nay, mảnh đất Thủ đô cũng là nơi diễn ra nhiều sự kiện chính trị quan trọng, những cuộc họp quốc tế, là nơi thúc đẩy sự phát triển chính trị và đối ngoại của đất nước.

Thủ đô Hà Nội sở hữu vị trí chiến lược cả về giao thông và kinh tế khi nằm bên bờ sông Hồng, cách biển Đông khoảng 100km và là trung tâm giao thông kết nối các tỉnh phía Bắc với các vùng miền khác trên cả nước.

Hà Nội cũng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống quốc phòng của Việt Nam với nhiều cơ sở quân sự, các đơn vị bộ đội cũng như các cơ quan chiến lược.

Giữa bối cảnh đô thị hóa và hội nhập quốc tế, Thủ đô nghìn năm văn hiến của Việt Nam luôn chú trọng đến việc giữ gìn công tác an ninh xã hội khi công tác phòng chống tội phạm, duy trì an ninh trật tự luôn được quan tâm sát sao.

Hà Nội cũng là TP đứng trong top đầu phát triển kinh tế của cả nước.

Năm 2024, quy mô kinh tế GRDP của Hà Nội đạt khoảng 1.430 tỷ đồng, đứng thứ 2 cả nước.

Mức nhập bình quân đầu người tại Hà Nội năm 2023 đạt 6,869 triệu đồng/tháng, cao hơn 1,4 lần so với bình quân cả nước.

Hà Nội từng trải qua nhiều lần thay đổi địa giới hành chính

Trong vai trò là Thủ đô của cả nước, Hà Nội cũng đã từng trải qua nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính từ năm 1954.

Từ đó đến nay, Hà Nội đã trải qua 4 lần điều chỉnh địa giới hành chính vào các năm 1961, 1978, 1991 và 2008.

Mỗi lần thay đổi, Thủ đô lại có sự thay đổi lớn trong cơ cấu về hành chính, diện tích cũng như dân số.

Năm 1961, Hà Nội tiến hành một cuộc mở rộng quy mô lớn thông qua việc sáp nhập các địa phương lân cận. Cụ thể, thành phố tiếp nhận 18 xã, 6 thôn và một thị trấn từ tỉnh Hà Đông; 29 xã và một thị trấn của tỉnh Bắc Ninh; 17 xã cùng một nửa thôn từ tỉnh Vĩnh Phúc; và thêm một xã từ tỉnh Hưng Yên.

đô thị đặc biệt duy nhất của Việt Nam, sáp nhập tỉnh

Một góc Thủ đô Hà Nội.

Sau đợt sáp nhập này, diện tích của Thủ đô được mở rộng đáng kể, đạt 586,13km², gồm 4 khu vực nội thành và 4 huyện ngoại thành, với dân số vào thời điểm đó khoảng 910.000 người. Về địa giới hành chính, Hà Nội sau năm 1961 có ranh giới phía Đông giáp tỉnh Hưng Yên và Bắc Ninh; phía Tây và phía Nam giáp tỉnh Hà Đông; phía Bắc giáp tỉnh Vĩnh Phúc và Bắc Ninh.

Tiếp đó, ngày 29/12/1978, Quốc hội khóa VI thông qua đề án của Chính phủ về việc tiếp tục mở rộng địa giới hành chính Hà Nội. Theo đó, thành phố tiếp tục sáp nhập thêm nhiều địa phương từ hai tỉnh Hà Sơn Bình và Vĩnh Phú, bao gồm cả huyện, thị xã, xã và thị trấn.

Cụ thể, từ tỉnh Hà Sơn Bình, Hà Nội tiếp nhận huyện Ba Vì (32 xã), huyện Phúc Thọ (22 xã), huyện Thạch Thất (19 xã), huyện Đan Phượng (15 xã và một thị trấn), huyện Hoài Đức (27 xã) và thị xã Sơn Tây (gồm 9 xã và 5 phường). Từ tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Nội tiếp nhận huyện Mê Linh (22 xã và 2 thị trấn) cùng huyện Sóc Sơn (25 xã).

Sau đợt mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội có tổng diện tích lên tới 2.123km2, bao gồm 4 khu vực nội thành và 12 huyện, thị xã ngoại thành, với quy mô dân số khoảng 2,5 triệu người.

Tuy nhiên, đến ngày 12/8/1991, Quốc hội ban hành nghị quyết điều chỉnh lại địa giới hành chính Thủ đô theo hướng thu hẹp. Theo đó, huyện Mê Linh được chuyển trở lại về tỉnh Vĩnh Phú, trong khi thị xã Sơn Tây cùng các huyện Hoài Đức, Phúc Thọ, Đan Phượng, Ba Vì và Thạch Thất được sáp nhập trở lại tỉnh Hà Tây.

Sau điều chỉnh, địa giới Hà Nội có những thay đổi rõ rệt: phía Đông giáp các tỉnh Hà Bắc và Hải Hưng, phía Tây và phía Bắc giáp tỉnh Vĩnh Phú, phía Nam tiếp giáp tỉnh Hà Tây, đồng thời phía Bắc còn giáp tỉnh Bắc Thái. Diện tích Hà Nội lúc này giảm xuống còn 921,8km2, bao gồm 4 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành, với dân số hơn 2 triệu người.

Đến ngày 29/5/2008, Quốc hội tiếp tục thông qua nghị quyết mở rộng địa giới hành chính Hà Nội. Theo đó, toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (thuộc tỉnh Vĩnh Phúc) và 4 xã gồm Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình và Yên Trung thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình được sáp nhập vào thành phố Hà Nội, đánh dấu một trong những bước phát triển mang tính bước ngoặt trong quá trình xây dựng Thủ đô thành đô thị đặc biệt.

Theo Nghị quyết số 1210/2016, đô thị đặc biệt được xác định có vị trí, chức năng và vai trò quan trọng, bao gồm Thủ đô hoặc trung tâm tổng hợp cấp quốc gia, quốc tế về các lĩnh vực như kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ.

Ngoài ra, đô thị đặc biệt còn là đầu mối giao thông và giao lưu quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.

Theo quy định, một đô thị đặc biệt phải có quy mô dân số từ 5 triệu người trở lên, trong đó khu vực nội thành phải đạt từ 3 triệu người trở lên. Hiện tại, Hà Nội và TP. HCM là hai thành phố được xếp loại đô thị đặc biệt của Việt Nam Thủ đô Hà Nội có diện tích hơn 3.358km2 với dân số hơn 8,2 triệu người, trong khi TP. HCM rộng 2.095km2 với dân số gần 10 triệu người.

H.Anh (TH) (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)

Tin được quan tâm

Vì sao giới siêu giàu mua điện thoại lại ít chọn iPhone? Những tỷ phú giàu nhất thế giới hay dùng điện thoại gì?

iPhone từ lâu được xem là biểu tượng của đẳng cấp và công nghệ, với thiết kế sang trọng và hiệu năng mạnh mẽ. Tuy...
Xài gì 3 ngày, 3 giờ trước

Ngày mùng 1 tháng 6 âm lịch (nhuận) Ất Tỵ 2025, thắp hương vào khung giờ nào đẹp?

Thắp hương ngày mùng 1 tháng 6 âm lịch năm Ất Tỵ (2025), đặc biệt là tháng nhuận vào khung giờ này được coi là...
Làm sao 3 ngày, 9 giờ trước

Loài cá duy nhất trên thế giới có thể sống 5 năm không cần nước, xuất hiện từ cách đây 390 triệu năm

Loài cá này có hệ thống hô hấp tiến hóa cao, lấy oxy thẳng từ không khí giống những động vật trên cạn.
Kiến thức 3 ngày, 20 giờ trước

Những con giáp nào cần thận trọng Ngày 25 tháng 7 là thứ Sáu, ngày mùng 1 tháng 6 nhuận âm lịch

Sau Đại Nhiệt, nhiệt độ và độ ẩm sẽ hòa quyện, và đất sẽ trở thành trung tâm của sức mạnh. Thứ Sáu, ngày 25...
Đời sống số 2 ngày, 7 giờ trước

Thắp hương ngày mùng 1 chú ý: Không được đặt bình hoa ở bên trái, vì sao?

Nhà giàu không đặt bình hoa ở bên trái bàn thờ khi thắp hương, nhất là vào mùng 1, ngày rằm. Điều họ làm là...
Đời sống số 3 ngày, 19 giờ trước

Kể từ nay, chuyển đất vườn lên đất thổ cư người dân bắt buộc phải đóng khoản tiền này

Theo quy định mới nhất, khi chuyển đổi đất vườn lên đất thổ cư, người dân buộc sẽ phải đóng một số khoản tiền theo...
Kiến thức 3 ngày, 1 giờ trước

Tin cùng mục

Những con giáp nào cần thận trọng vào Chủ Nhật, ngày 27 tháng 7, tức ngày mùng 3 tháng 6 nhuận âm lịch?

Ngày 27 tháng 7 là Chủ Nhật, ngày mùng 3 tháng 6 nhuận âm lịch, và sự kết hợp giữa thiên can và địa chi...
Đời sống số 22 giờ, 36 phút trước

Trắc nghiệm tâm lý: Bạn sẽ chọn bức tranh hoa nào trong bốn bức tranh sau đây? Vận may nào sẽ đến với bạn trong năm nay?

Rất vui được cùng bạn khám phá vận may trong năm nay! Hãy chọn một trong bốn bức tranh hoa dưới đây mà bạn cảm...
Đời sống số 22 giờ, 56 phút trước

Kể từ nay, hàng triệu người nhận lương bị hụt 1.575.000 đồng/tháng là do đâu?

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 chính thức có hiệu lực vào ngày 1/7/2025, đưa ra nhiều thay đổi quan trọng trong cách...
Kiến thức 22 giờ, 28 phút trước

Kể từ nay, chủ phương tiện có thể bị phạt tới 6.000.000 đồng, tước bằng lái nếu quên làm việc này

Thực hiện việc này nghiêm túc, đúng hạn là nghĩa vụ của chủ phương tiện, đồng thời là cơ sở pháp lý quan trọng để...
Kiến thức 23 giờ, 56 phút trước

Từ 1/7/2025, nhiều người “ngã ngửa” vì không được sang tên Sổ đỏ: Đâu là lý do?

Từ ngày 1/7/2025, một số trường hợp sẽ không được sang tên sổ đỏ theo quy định mới, người dân cần nắm rõ để tránh...
Kiến thức 23 giờ, 2 phút trước

Từ 2026, ngành nghề này dù được nghỉ hưu sớm cũng không bị giảm lương hưu, lương được xếp ở mức cao nhất

Ngày 16/6/2025, Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua Luật Nhà giáo - đạo luật chuyên ngành đầu tiên quy định đầy đủ...
Tin trong ngày 23 giờ, 9 phút trước

Tin mới cập nhật

Ngành học mấy năm trước ai đăng ký sẽ bị cho là 'liều lĩnh', phụ huynh lo sốt vó: Hiện tại ra trường nhận lương 60 triệu/tháng

Nhiều phụ huynh trước đây còn lo con mình học xong sẽ "thất nghiệp ngồi nhà ôm laptop".
Kiến thức 3 phút trước

11 trường hợp được cấp sổ đỏ mà không phải nộp tiền sử dụng đất, người dân nên biết để hưởng lợi

Khi Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực nhiều trường hợp hộ gia đình, cá nhân sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử...
Kiến thức 10 phút trước

Hơn 1 triệu giáo viên cả nước đón nhận tin vui trong năm 2025

Cả nước có hơn 1 triệu giáo viên sẽ tiếp tục đón nhận tin vui trong năm 2025 khi chính sách phụ cấp thâm niên...
Tin trong ngày 11 phút trước

Tôi đã phỏng vấn 100 cặp đôi ly hôn và phát hiện ra thứ giết chết hôn nhân không phải là tiền hay tình dục, mà là 3 điều sau!

Một trong những ngộ nhận phổ biến về hôn nhân là chỉ cần đủ tiền, gia đình sẽ hạnh phúc. Thế nhưng, thực tế lại...
Yêu 18 phút trước

Tin vui cho gần 3 triệu người từ 60 tuổi trở lên ở TP.HCM

Mới đây, Bảo hiểm xã hội TP. Hồ Chí Minh đã đưa ra một đề xuất mới thu hút nhiều sự quan tâm. Nếu được...
Tin trong ngày 22 phút trước

Đừng để 6 kiểu người này bước chân vào nhà kẻo bình yên tiêu tan, tài lộc đội nón ra đi

Nhà không chỉ là nơi để ở, mà là chốn bình yên để trở về sau những bộn bề cuộc sống. Muốn giữ được mái...
Làm sao 34 phút trước

Đừng vội nghĩ con gái càng xinh càng hạnh phúc, phụ nữ có nét mặt này mới thực sự may mắn

Mọi người đều tìm kiếm hạnh phúc, nhưng từ xưa đã có câu "phụ nữ quá đẹp thường gặp nhiều gian truân". Đó là lý...
Làm sao 40 phút trước

Để ngay khẩu trang vào tủ lạnh, hiệu quả 'khử mùi' khiến bạn phải bất ngờ

Chỉ với một vài mẹo nhỏ từ chiếc khẩu trang đã giúp bạn giải quyết vấn đề tủ lạnh bị lẫn mùi các loại đồ...
Làm sao 43 phút trước

Loạt trường Sư phạm điều chỉnh chỉ tiêu xét tuyển năm 2025

Gần đây, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) thông báo tăng chỉ chỉ tiêu...
Tin trong ngày 1 giờ, 2 phút trước

Đây là lỗi vi phạm nhiều người dễ quên và mắc phải tăng gấp 36 đến 50 lần, có thể lên tới 22 triệu đồng

Việc mở cửa xe hoặc để cửa xe mở mà thiếu quan sát, xâm phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ, làm tiềm...
Tin trong ngày 1 giờ, 6 phút trước