Ăn phải rau muống “tắm” thuốc trừ sâu, nhẹ thì đau bụng, buồn nôn, nặng hơn có thể ngộ độc cấp tính, run tay chân, khó thở – nhất là với trẻ nhỏ và người già. Dài hạn, hóa chất tích tụ trong cơ thể còn tăng nguy cơ ung thư, suy gan, suy thận.
Báo cáo từ Bộ Y tế từng chỉ ra, dư lượng thuốc trừ sâu trên rau vượt mức cho phép là nguyên nhân chính gây ngộ độc thực phẩm ở nước ta. Vì thế, nếu thấy rau muống có những dấu hiệu dưới đây, chắc chắn phải bỏ đi ngay, đừng dại mà ăn kẻo gây họa sức khỏe cho cả gia đình.
Rau muống là loại rau quen thuộc của người Việt. Ảnh minh họa
Lá quá xanh bóng, đẹp bất thường
Rau muống tự nhiên thường có màu xanh vừa phải, không quá đậm. Nhưng nếu bạn thấy bó rau lá xanh bóng loáng, thì phải cẩn thận. Theo Healthline, màu xanh quá đậm có thể là dấu hiệu rau bị phun thuốc trừ sâu hoặc chất kích thích tăng trưởng như nitrat. Những hóa chất này giúp lá xanh nhanh, đẹp mắt, nhưng ăn vào thì tích tụ độc tố, hại gan, thận về lâu dài.
Thân mọng nước, phình to
Rau muống mà thấy thân to bất thường, mọng nước như vừa tưới quá đà, đừng vội nghĩ đó là rau tươi ngon. Bởi thân rau phình to có thể do lạm dụng thuốc trừ sâu hoặc phân bón hóa học để tăng trưởng nhanh. Thân rau tự nhiên thường nhỏ hơn, chắc hơn, không “béo ú” kiểu này. Nếu cắt đôi mà nước chảy ra nhiều quá, đó là dấu hiệu đáng nghi – ăn vào rất dễ đau bụng, tiêu chảy.
Không có sâu bọ, sạch hoàn hảo
Rau muống sạch trồng tự nhiên thường có vài lỗ nhỏ do sâu cắn, hoặc ít nhất là dấu vết của côn trùng. Nhưng nếu bó rau bạn cầm sạch đến hoàn hảo, không một con sâu, không một vết cắn, thì đừng vội mừng! FDA ghi nhận rằng rau không sâu bọ thường bị phun thuốc trừ sâu đậm đặc, như organophosphate hay carbamate, đủ mạnh để “quét sạch” mọi sinh vật. Những chất này còn sót lại trên rau, ăn vào dễ gây ngộ độc, chóng mặt, thậm chí tổn thương thần kinh nếu tích tụ lâu.
Dấu hiệu nhận biết rau muống 'tắm' thuốc trừ sâu, chú ý ngay để bảo vệ sức khỏe cả gia đình. Ảnh minh họa
Mùi hắc hoặc không mùi
Rau muống tươi thường có mùi thơm nhẹ đặc trưng của rau xanh. Nhưng nếu ngửi thấy mùi hắc khó chịu, giống mùi thuốc hóa học, hoặc ngược lại, chẳng có mùi gì cả, thì đó là dấu hiệu rõ ràng của thuốc trừ sâu. Theo nghiên cứu từ Bộ Nông nghiệp Việt Nam, dư lượng hóa chất như chlorpyrifos trên rau có thể để lại mùi lạ, hoặc làm mất mùi tự nhiên của lá.
Những lưu ý khi chế biến rau muống mang lại lợi ích tốt cho sức khỏe
- Hạn chế ăn rau muống trái mùa: Thông thường rau muống đúng vụ là vào mùa hè. Tuy nhiên hiện nay, rau muống được trồng quanh năm kể cả khi thời tiết không phù hợp. Nhiều người bất chấp lợi nhuận đã do sử dụng các loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu. Theo đó, để bảo vệ sức khỏe các chuyên gia khuyên nên ăn rau quả mùa nào thức nấy. Nếu muốn ăn rau sạch trồng trái mùa, giá thường đắt gấp 3-5 lần so với rau thông thường.
- Không nên ăn rau muống cùng với sữa: Để bảo vệ sức khỏe bạn không nên dùng sữa và các chế phẩm từ sữa cùng với rau muống. Bởi sữa có chứa hàm lượng canxi cao, trong khi đó rau muống lại chứa một số thành phần hóa học có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu canxi của cơ thể. Do vậy, sử dụng sữa và rau muống cùng lúc cơ thể sẽ không hấp thụ được tối đa dinh dưỡng từ hai loại thực phẩm này.
Rau muống nên luộc chín kỹ. Ảnh minh họa
- Nên luộc rau chín kỹ: Bạn có biết rằng, rau muống thường bám rất nhiều bùn đất, ký sinh trùng hoặc giun sán và thậm chí còn sót lại cả thuốc trừ sâu nên nếu không rửa sạch và luộc kỹ thì chẳng khác nào bạn đang rước bệnh vào cơ thể. Khi luộc rau, cần đợi nước sôi hoàn toàn rồi mới thả rau vào luộc. Nếu luộc không kỹ mà rau còn sượng thì chắc chắn các loại ký sinh trùng sẽ chưa chết mà đi vào cơ thể dễ gây ra những triệu chứng như đau bụng, khó tiêu…
- Rửa rau với nước muối pha loãng: Nhiều người cho rằng cho rau củ quả vào ngâm nước muối thêm khoảng 15 - 20 phút là yên tâm sạch vi khuẩn, hóa chất.
- Rửa rau bằng nước vo gạo: Đầu tiên bạn có thể dùng nước vo gạo để rửa rau vì nước vo gạo có tính axit, thuốc trừ sâu trên rau cũng có tính axit. Nước vo gạo sau khi vo sẽ phân hủy từ từ và hết tác dụng nên có thể giảm bớt các chất độc hại trong rau. Ngoài ra, nước vo gạo có độ nhớt nhất định và có thể hấp thụ một số thuốc trừ sâu, hóa chất bám trên bề mặt thực phẩm. Hơn nữa, nước vo gạo không chứa các hóa chất khác nên thực sự an toàn hơn khi dùng nước vo gạo để làm sạch rau quả. Rửa trái cây dạng hạt như dâu tây, dâu tằm, nho với nước vo gạo, hiệu quả rất tuyệt vời.
K.Hoàng (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)