Một người dân ở xã Krong, huyện Kbang, Gia Lai đã phát hiện và đưa cây gỗ sưa bị đất đá vùi lấp tại bờ sông Ba, đoạn chảy qua làng Sing, vào ngày 13 tháng 9 năm 2019.
Đến 21 giờ cùng ngày, ông đã lấy được cây gỗ sưa từ đất và mua nó với giá 600 triệu đồng từ một thương lái địa phương khác. Ngay sau đó, người này đã chở cây gỗ sưa bằng ô tô.
Một đàn ông từng đào được cây gỗ sưa quý hiếm (Ảnh minh họa).
Theo nhận định của ông Đinh Văn Ble-Phó Chủ tịch UBND xã Krong, cây gỗ sưa này có thể trôi về từ trên núi cao và bị đất đá vùi lấp đã nhiều năm. Vụ việc diễn ra quá nhanh khiến lãnh đạo địa phương bất ngờ, chỉ đến khi xong xuôi thì mới nắm được thông tin.
Anh Đinh Thơi (làng Sing), người trực tiếp đào và đưa cây gỗ sưa lên bờ thông tin thêm rằng: “Ngay khi phát hiện cây gỗ sưa, 12 hộ dân trong làng tiến hành đào, đưa cây gỗ lên rồi bán cho thương lái với giá 600 triệu đồng. Ngoài số tiền này, thương lái còn trả 500 triệu đồng cho người chủ đất nơi cây gỗ sưa được đào lên. Sau đó, thương lái này đã bán cây gỗ sưa với mức giá lên đến 5,9 tỷ đồng”.
(Ảnh minh họa).
Bên cạnh cây gỗ sưa kể trên, tại khu vực này, người dân tiếp tục tìm thấy một cây gỗ khác có kích thước còn lớn hơn. Tuy nhiên, về địa điểm vận chuyển hay thông tin người bán thì không ai biết rõ.
Khoảng thời gian tiếp theo, tại bờ sông Ba, đoạn chảy qua làng Sing, một số người dân đã dựng lán trại và dùng máy móc xăm dọc bờ sông để tìm gỗ. Liên quan đến việc này, ông Trương Thanh Hà - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Kbang-cho biết: “Hạt đã nắm được thông tin vụ việc do kiểm lâm địa bàn điện thoại về. Đơn vị đang yêu cầu cán bộ kiểm lâm địa bàn báo cáo bằng văn bản để theo dõi tình hình và kịp thời có ý kiến chỉ đạo”.
Để đảm bảo an ninh trật tự tại địa bàn, Hạt Kiểm lâm đã phối hợp với Công an huyện tiến hành kiểm tra khu vực này vì người dân nghe tin kéo về làng Sing khá đông, nguy cơ gây mất an ninh trật tự.
(Ảnh minh họa).
Theo bảng phân loại gỗ của Việt Nam, gỗ sưa thuộc nhóm IA - nhóm gỗ quý hiếm, cấm khai thác. Gỗ sưa có độ bền cao, không bị ngấm nước, hay co ngót, có khả năng chống mối mọt, ẩm mốc hiệu quả,…
Hiện nay, cây sưa mọc hoang trên rừng rất ít, hầu như là đã bị khai thác hết. Do người dân săn lùng loại gỗ này ráo riết với mong muốn đổi đời. Mỗi cây sưa 20 năm tuổi trở lên đều có giá hàng chục tỷ đồng “gỗ sưa trăm tỷ”, một số lượng nhỏ cây sưa đỏ nằm trong các công viên, nhà chùa,… được trông coi cẩn thận, nhưng vẫn phải đối mặt với “sưa tặc” bất cứ lúc nào.
Tường San (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)