Gà cúng nên để nguyên hay chặt miếng?
Mâm cỗ cúng luôn được chú trọng trong nét văn hóa của người Việt, trong đó gà làm món không thể thiếu. Nhiều người thắc mắc là :Gà cúng để nguyên con hay chặt miếng"?
Câu trả lời là nên để gà luộc nguyên con khi dâng lên bàn thờ. Gà cúng để nguyên con để thẩm mỹ cao và để thể hiện hình dáng gà cất tiếng gáy. Hơn nữa gà để nguyên con thể hiện sự vẹn nguyên. Đặc biệt khi đi mua gà về thắp hương nếu họ đã chặt miếng sẽ không còn nghiêm cẩn thậm chí còn không biết gà đó có đủ con hay có phối trộn từ nhiều con không. Còn khi đặt lên ban thờ thì gà nguyên con trông sẽ oai dũng và nghiêm trang, dáng gà nguyên con y như dáng gà đang gáy gọi mặt trời và thần linh.
Gà cúng nên để nguyên con sẽ tốt hơn? (Ảnh minh họa)
Nhưng khi xem thịt gà là một món ăn trong mâm cỗ thì nên chặt miếng để thể hiện sự bày cỗ chu đáo. Thông thường khi cúng người Việt thường chọn mâm 4 đĩa 4 bát hoặc 6 đĩa 6 bát, 8 đĩa 8 bát với các món ăn ngon và truyền thống. Nếu tính gà là một đĩa trong số các đĩa thức ăn đó thì gà có thể chặt ra. Lúc này đĩa thịt gà mang tính chất là một đĩa thức ăn để mời gia tiên và thần linh. Khi đã mang ý nghĩa là một đĩa thức ăn thì nên chặt ra bày biện đẹp mắt và thể hiện đúng ý nghĩa của một món ăn, tương tự các bát đĩa khác trong mâm cỗ.
Vậy nên việc để gà cúng nguyên con hay chặt ra sẽ tùy thuộc và tập tục của mỗi gia đình. Và điều quan trọng hơn cả là tấm lòng thành kính của gia chủ khi làm mâm cơm cúng (Ảnh minh họa).
Khi bày gà cúng trên bàn thờ, cần lưu ý rằng gà lễ phải được đặt quay đầu về phía bát hương, trong khi phao câu quay ra ngoài. Mặc dù tư thế này có thể không đẹp mắt, nhưng lại thể hiện đúng vị thế của gà, giúp nó trông như đang chờ đợi chầu báo cáo. Một số gia đình có thể chọn lựa để gà quay đầu ra ngoài, thể hiện sự không chịu chầu, nhưng quan trọng nhất là phải đảm bảo rằng gà quay đầu ra ngoài và phao câu lại quay về phía bát hương, thể hiện sự thành kính và tôn trọng đối với tâm linh.
Cách luộc gà cúng đẹp mắt
Sau khi buộc cố định thế gà thì cho gà vào nồi sâu lòng sao cho bụng hướng xuống dưới cùng với gừng, hành đập dập và một chút muối, đổ nước ngập gà rồi đặt lên bếp. Cho gà vào nồi ngay từ khi nước còn lạnh giúp cho thịt gà chín dần từ ngoài vào trong, da không bị nứt. Nếu là gà để ngăn đá, bạn phải rã đông hoàn toàn mới cho vào luộc.
Do phần da bụng tiếp giáp đáy nồi rất dễ bị nứt nên kinh nghiệm là đặt gà vào bát tô sâu lòng rồi mới đặt vào trong nồi nước, vừa để định hình dáng con gà cúng, vừa đảm bảo da đẹp, không bị nứt.
Muốn gà cúng da vàng, không bị bám các vẩn tiết cũng như không bị ôi thiu thì nên luộc lòng tiết gà vào một nồi nhỏ khác, không nên luộc chung nồi gà lễ.
Gà cúng đẹp mắt giúp mâm cỗ thêm trang trọng (Ảnh minh họa)
Khi luộc gà cúng nên chỉnh lửa vừa, mở hé vung, luộc sôi lên thì vớt hết vàng bọt. Khi sôi 5 phút thì tắt bếp và ngâm gà trong nồi thêm khoảng 15-20 phút, như vậy da gà không bị co rút làm nứt da.
Để da gà căng mọng không xuống màu, sau khi gà chín, bạn để gà nguội sau đó vớt ra nhúng vào nước sôi để nguội cho thêm vài viên đá.
Để da gà thêm bóng mượt, vàng ươm, bạn có thể hòa mỡ gà với chút nước ép nghệ, phết một lớp mỏng lên khắp bề mặt gà.
* Thông tin chỉ mang tính tham khảo
Tường San (Theo Thuơng Hiệu và Pháp Luật)