“Nếu như bắt buộc phải đưa ra một lựa chọn, mẹ và bạn gái cùng rơi xuống nước, bạn sẽ cứu ai?”. Câu hỏi này từng được đưa vào bài thi pháp luật quốc gia của Trung Quốc. Đương nhiên, nó đã trở thành một thách thức khó nhằn đối với những nhà pháp quan và luật sư tương lai. Chỉ khi vượt qua được bài thi này, họ mới có thể chính thức gia nhập đội ngũ làm công tác pháp luật cao quý.
Hơn nữa, đây cũng chính câu hỏi này khiến dân tình náo loạn một thời. Không chỉ có những người thuộc lĩnh vực pháp luật mà ngay cả người ngoài ngành cũng rất háo hức và hiếu kỳ với sự lựa chọn xác đáng nhất.
Ngay sau đó, bộ Tư pháp Trung Quốc đã chính thức công bố đáp án “chính xác”. Người nên được cứu ở đây chính là mẹ. Nếu cứu bạn gái trước và gây nên cái chết cho mẹ, người thực hiện điều này sẽ bị cấu thành nên tội không tuân theo pháp luật do vô trách nhiệm.
Theo đó, trong trường hợp mẹ và bạn gái cùng ở trong tình trạng nguy hiểm, chỉ có thể cứu duy nhất một người, quốc gia yêu cầu bạn cứu mẹ. Bạn chỉ có trách nhiệm về mặt đạo nghĩa với bạn gái, không có nghĩa vụ cứu giúp về mặt pháp luật.
Nếu cứu mẹ trước, bạn gái qua đời, bạn sẽ không bị cấu thành phạm tội. Ngược lại, nếu chọn cứu bạn gái trước và khiến mẹ phải bỏ mạng, bạn sẽ bị cấu thành nên tội do vô trách nhiệm.
Ngay sau khi đáp án được công bố, cư dân mạng Trung Quốc vẫn không ngừng bàn tán xôn xao. Nhiều người cho rằng đáp án đưa ra vẫn chưa thỏa đáng. Song vẫn có một số bộ phận người hâm mộ đồng tình với quan điểm này.
“Đặt tình nghĩa mẹ con vào những tình huống khẩn cấp để cứu người là một sự so sánh và lựa chọn hết sức hoang đường”, “Nếu trường hợp đó thật sự xảy ra, người nên cứu trước phải là người gần mình nhất và có khả năng được sống cao nhất. Không ai lại vô tình đến nỗi bơi lướt qua người này để cứu người kia”, “Chắc chắn phải cứu mẹ. Chưa cần nói đến góc nhìn pháp luật, mẹ là người nuôi chúng ta khôn lớn, là máu mủ ruột rà. Hơn nữa, bạn gái chắc chắn phải trẻ tuổi hơn mẹ, có khả năng sống sót cao hơn”,...
Thu Hà (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)