Theo thống kê của UBND quận Hoàn Kiếm, có 47 chủ sử dụng nhà đất phải di dời để thực hiện dự án xây dựng công viên - quảng trường đặc biệt ở phía đông Hồ Gươm, trong đó có 12 cơ quan và 35 nhà dân.
Khu vực cải tạo phía đông Hồ Gươm rộng 2,14 ha hiện có 47 chủ sử dụng đất, bao gồm 12 tổ chức, cơ quan và 35 hộ dân. Trong số những chủ sử dụng đất này, 32 hộ có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sử dụng nhà ở; 2 hộ nằm trong số quản lý nhưng không có hợp đồng thuê nhà).
Hà Nội sẽ áp dụng chính sách đền bù cao nhất, bố trí tái định cư bằng đất tại huyện Đông Anh đối với trường hợp đủ điều kiện được bồi thường bằng đất ở.
Nằm trong khu vực dự kiến quy hoạch là con ngõ 61 phố Đinh Tiên Hoàng (quận Hoàn Kiếm), có chiều rộng chưa tới 1m. Đây là khu vực sinh sống của khoảng 20 hộ dân. Nhìn ảnh có thể thấy nhà luôn ở trong tình trạng xuống cấp, chật chội và ẩm thấp. Diện tích hạn chế, hầu hết các hộ gia đình phải dùng chung nhà vệ sinh.
Không gian sống của người dân ở sát Hồ Gương khá nhỏ hẹp và bí bách.
Người dân sống trong những căn nhà sập xệ vọn vẹn chỉ hơn chục mét vuông nằm san sát nhau có tuổi đời hàng thập kỷ càng thêm lo lắng trước tác động của việc ảnh hưởng động đất vừa qua.
"Bám trụ tại con ngõ 20 năm, tôi kiếm sống bằng việc bán đồ chơi, các mặt hàng ăn uống... cho khách du lịch và người dân quanh hồ Hoàn Kiếm. Hàng quán đông khách vì khách tới đông nên cuộc sống của gia đình cũng đủ thu nhập để trang trải cuộc sống. Khu vực này cũ quá rồi, việc rời đi là sớm muộn nên những hộ dân trong diện di dời như chúng tôi đều ủng hộ. Nhưng gánh nặng mưu sinh lại là nỗi lo mới khi việc bán hàng không thể tiếp tục", bà Oanh lo lắng.
T.San (TH) (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)