Ngắt dòng suy nghĩ của bạn
Nhà tâm lý học Martin Seligman, Giám đốc Trung tâm Tâm lý Tích cực Penn, đã đề xuất một phương pháp dễ dàng và phổ biến giúp bạn có thể làm cho đầu óc mình tỉnh táo hẳn lên. Đó là: Vỗ tay và hét lên "Dừng lại! Tôi sẽ suy nghĩ về nó sau!".
Bạn cũng có thể đeo 1 dải băng trên cổ tay và nắm hoặc vặn vào nó bất cứ khi nào bạn bắt đầu suy nghĩ về điều gì đó không có lợi cho bản thân hoặc khi đầu óc đang phải "đấu tranh" với ti tỉ thứ lộn xộn. Sử dụng các thủ thuật như vậy để dừng dòng suy nghĩ và tạm dừng một vấn đề trong một thời gian. Sau đó, cố gắng chuyển sự chú ý của bạn đến một đối tượng phi thường hoặc một điều gì khác vui vẻ hơn".
Cẩn thận khi mua nguyên liệu cho một món ăn bạn muốn nấu
Nhà tâm lý học, cây bút kiêm nhà giáo Jeffrey Sumber thường áp dụng cách này để đương đầu với căng thẳng. "Khi cảm thấy stress, tôi thích ăn. Nhưng món ăn đó phải tốt cho sức khỏe hoặc tôi chưa từng nấu trước đấy. Tôi dành nhiều thời gian lòng vòng quanh cửa hàng, chọn nguyên liệu. Sau đó, tôi cắt các nguyên liệu cho món ăn một cách cẩn thận, chuẩn bị chế biến và từ từ thưởng thức. Tôi hay đăng thành quả của buổi nấu nướng đó lên Facebook để bạn bè ghen tị".
Kích thích thần kinh của bạn
Toni Bernhard, cựu hiệu trưởng trường luật của Đại học California-Davis, gợi ý một điều bất thường, nhưng là một phương pháp hiệu quả dựa trên sinh lý học để giúp bạn không phải đối mặt với những căng thẳng không đánh có. Đó là kích thích thần kinh của bạn bằng cách dùng tay chạm vào môi.
Cách làm này chạm vào dây thần kinh nằm trên bề mặt của môi sẽ kích thích hệ thần kinh giao cảm và giúp bạn bình tĩnh lại nhanh hơn.
Viết ra tất cả những gì bạn nghĩ đến
John Duffy, một nhà tâm lý học về lâm sàng, và là tác giả của một cuốn sách về cuộc sống của thanh thiếu niên "The Available Parent: Radical Optimism for Raising Teens and Tweens" nói: "Để giảm căng thẳng, tôi ghi chép lại những suy nghĩ, tình huống, mối quan hệ với con người, ý tưởng bài viết...
Tôi viết ra và sắp xếp mọi thứ mình nghĩ tới. Quá trình sáng tạo này thực sự hữu ích vì làm cho chúng ta quên đi những vấn đề trước mắt, đầu chúng ta trở nên rõ ràng, minh mẫn, sự căng thẳng giảm hẳn xuống. Sau đó, tôi có thể nhìn thấy mọi thứ từ góc độ khác.
Thắt chặt tất cả các cơ của bạn.
Chuyên gia trị liệu tâm lý người Hoa Kỳ Kevin Chapman sử dụng phương pháp thư giãn cơ bắp để giải tỏa căng thẳng. Phương pháp này đã được phát triển vào năm 1920 và thực hiện rất đơn giản: Bạn phải thắt chặt các cơ trong 10 giây và sau đó tập trung vào cảm giác thư giãn trong 20 giây.
Phản ứng đúng hoặc không phản ứng gì cả
Nhà tâm lý học Susan Krauss Whitbourne, giáo sư của Khoa Tâm lý và Trí não tại Đại học Massachusetts Amherst, không cần phải chiến đấu chống lại căng thẳng. Cô có một thần chú đặc biệt để lặp lại khi rơi vào một tình huống căng thẳng. Cô nói: "Tôi không thể thay đổi tình huống nhưng tôi có thể thay đổi phản ứng của mình".
Một phản ứng tích cực với một tình huống tiêu cực sẽ giúp tránh căng thẳng và thậm chí có được một số kinh nghiệm nếu bạn coi nó như một thách thức. Bạn cũng có thể học hỏi từ những sai lầm của mình trong những lần trước đó để biết cách kiểm soát bản thân tốt hơn về sau này.
Dành một giờ cho sở thích của bạn và những thứ bạn thích
Nhà tâm lý trị liệu Amy Przeworski khuyên nên dành một khoảng thời gian để làm bất cứ điều gì khiến bạn vui: đọc, vẽ, nấu ăn hay tập thể dục. Trong thời gian này, bạn hoàn toàn sống với đam mê mà không có công việc, trách nhiệm hay suy nghĩ tích cực, những điều làm bạn buồn.
Ánh Dương (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)