Tính lương hưu cho người nghỉ hưu trước tuổi theo công thức nào?
Căn cứ theo Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Cách tính lương hưu cho người nghỉ hưu trước tuổi (Ảnh minh họa)
1. Mức lương hưu hằng tháng của đối tượng đủ điều kiện quy định tại
Điều 64 của Luật này được tính như sau:a) Đối với lao động nữ bằng 45% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 72 của Luật này tương ứng 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%;
b) Đối với lao động nam bằng 45% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 72 của Luật này tương ứng 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
Trường hợp lao động nam có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm, mức lương hưu hằng tháng bằng 40% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 72 của Luật này tương ứng 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 1%.
2. Mức lương hưu hằng tháng của đối tượng là người lao động thuộc một số nghề, công việc đặc biệt đặc thù trong lực lượng vũ trang nhân dân do Chính phủ quy định. Nguồn kinh phí thực hiện từ ngân sách nhà nước.
3. Mức lương hưu hằng tháng của đối tượng đủ điều kiện quy định tại Điều 65 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.
Trường hợp thời gian nghỉ hưu trước tuổi dưới 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu, từ đủ 06 tháng đến dưới 12 tháng thì giảm 1%...
Theo đó, tính lương hưu cho người lao động nghỉ hưu trước tuổi khi bị suy giảm khả năng lao động theo công thức sau:
Lương hưu = Mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH x (Tỷ lệ lương hưu - 2a)%
Trong đó: a là số năm nghỉ hưu trước tuổi.
- Nếu thời gian nghỉ hưu trước tuổi dưới 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu: a = 0
- Nếu thời gian nghỉ hưu trướctuổi từ đủ 06 tháng đến dưới 12 tháng thì tính theo công thức sau:
Lương hưu = Mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH x (Tỷ lệ lương hưu - 1)%.
Lộ trình tuổi nghỉ hưu của người lao động ra sao?
(Ảnh minh họa)
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định về tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường như sau:
Tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường
Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường theo khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động được quy định cụ thể như sau:
1. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.
Theo đó kể từ ngày 01/01/2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động nam trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ.
Cứ mỗi năm tăng thêm:
- 03 tháng cho đến khi lao động nam đủ 62 tuổi vào năm 2028.
- 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.
Lộ trình tuổi nghỉ hưu của người lao động cụ thể như sau:
* Lao động nam
Lưu ý, độ tuổi này áp dụng đối với người lao động trong điều kiện lao động bình thường.
Lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu mỗi năm như trên chỉ áp dụng cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028.
* Lao động nữ
Lưu ý:
- Độ tuổi này áp dụng đối với người lao động nữ trong điều kiện lao động bình thường.
- Lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu mỗi năm như trên chỉ áp dụng cho đến khi lao động nữ đủ 60 tuổi vào năm 2035.
Tường San (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)