Iran trước kia từng là Ba Tư, có lẽ điều này mọi người đều đã biết. Ba Tư từ năm 1794 - 1925 luôn ở chế độ quân chủ - vương triều Qajar, điều này thì có lẽ nhiều người lại thấy lạ.
Nhắc đến Ba Tư, có lẽ nhiều người cũng nhờ có thời đại mạng xã hội nên mới biết được “Công chúa đệ nhất mỹ nhân Ba Tư thế kỷ 19”. Hơn nữa còn có rất nhiều bài viết để hùa theo tiêu điểm nóng này, không hề do dự mà viết những tiêu đề như có tận hơn 100 người cầu hôn nàng, hơn 10 người vì nàng mà tự sát.
Mục đích của học chỉ là để nói lên việc công chúa này đẹp đến mức nào. Nhưng trên các tiêu đề báo chí ở Trung Quốc, những bài báo liên quan đến nàng công chúa này lại là một người phụ nữ quý tộc nam tính, có râu, lông mày rậm, thân hình béo phì. Sau đó nói với người đời rằng, thẩm mỹ của người Ba Tư thời đó là như vậy, coi nữ giới có lông rậm rạp là tiêu chuẩn đẹp.
Trên thực tế, điều này quả thực có lý. Giáo sư tiến sĩ Afsaneh Najmabadi chuyên ngành Lịch sử giới tính xã hội của Trường đại học Harvard đã chứng thực rằng: “Có rất nhiều bức ảnh thế kỷ 19 cho thấy, thời vương triều Qajar, các phụ nữ sẽ để ria, hoặc nói chính xác hơn là để ria mềm, đây được coi là tượng trưng cho cái đẹp”.
Thậm chí năm 1877, một người phụ nữ tên là Selena de Billy khi tham kiến công chúa của Qajar cũng phát hiện thấy trên mép của cô có bộ ria mềm. Nhưng không hề đạt tới trình độ “lông mọc rậm rạp” như của công chúa, hơn nữa quan niệm về sắc đẹp này cũng chỉ phổ biến ở một khoảng thời gian ngắn. Còn về những bức ảnh trong bài viết cũng đích thị là chân dung công chúa Qajar.
Trên thực tế, họ đã lồng ghép 2 bức ảnh của 2 nàng công chúa, hơn nữa còn coi họ là cùng 1 người. Hơn nữa còn thêm vào những trải nghiệm kinh ngạc, chứng minh dung nhan năm xưa của phụ nữ Ba Tư “xinh đẹp” đến mức nào. Hai nàng công chúa của Qajar này đương nhiên là đẹp, dung nhan cũng là xinh đẹp.
Hơn nữa địa vị của họ trong lòng người dân thời đó cũng rất cao, nhận được nhiều sự chú ý. Những bức ảnh này chỉ là khi chụp góc độ không đúng mà thôi, họ cũng không phải chỉ vì vẻ đẹp có râu nên mới nổi tiếng. Đầu tiên họ đều là công chúa của Qajar, là viên ngọc trên tay của Quốc vương, là hai chị em cùng cha khác mẹ, cũng đều là con gái được yêu mến trong vương thất Ba Tư.
Tại sao vậy? Vì “cách mạng nữ quyền”. Một nàng công chúa tên Ismart, là con gái thứ của Quốc vương. Cô công chúa thứ hai là Zahara Kanam Taj Saltana, là đích nữ do Vương Phi sinh ra, xếp thứ 20 trong danh sách chị em. Hai người tuy nói là chị em, nhưng tuổi cũng cách nhau gần 30 tuổi, em gái Taj đi theo con đường của chị.
Đầu tiên là cả hai chị em công chúa này khi chưa tới 10 tuổi đều đã bị vua cha là Quốc vương Naserdin Shah Qajar sắp xếp sẵn hôn sự. Dựa theo quy định, trước khi kết hôn, họ đều không được tiếp xúc với những người đàn ông không thuộc họ hàng thân thích, vì thế việc hơn 100 người cầu hôn, hơn 10 người tự sát vì nàng là điều không thể.
Tiếp theo là vì quan niệm truyền thống của đạo Hồi, trong thế kỷ 19, đừng nói là phụ nữ, nam giới cũng đều rất ít khi được cho phép giữ lại tranh hoặc ảnh. Vậy mà công chúa Ismart lại làm riêng một phòng rửa ảnh, chuyên để chụp ảnh cho vua cha, các vị hậu phi và công chúa, hơn nữa còn phá hủy truyền thống trào lưu xã hội hạn chế nữ giới.
Nhận được sự tín nhiệm từ vua cha, chuyên môn phụ trách tiếp đãi các khác nữ tới thăm cung đình Ba Tư. Tuy công chúa không hề có ý thức muốn nổi dậy “ý thức nữ quyền”, nhưng những hành động của nàng đã phá bỏ những xiềng xích áp đặt cho nữ giới ở Iran thời đó. Đồng thời, nàng còn dẫn các nữ quý tộc khác trong nước cùng nhau phá bỏ.
Thế nên đương nhiên là em gái Taj của nàng cũng chịu ảnh hưởng từ chị mình. Trong quá trình trưởng thành, nàng không còn ngồi im nghe sắp đặt mà là chăm chỉ học hành. Công chúa Taj là một họa sĩ, là một nhà văn học, còn là một người yêu thích âm nhạc biết kéo đàn vĩ cầm và đánh piano, bản thân nàng cũng giỏi tiếng Ả Rập và tiếng Pháp.
Không những vậy, nàng còn là một vương thất Ba Tư đầu tiên ly hôn chồng. Năm 1897, công chúa Taj kết hôn với chồng. Nhưng rõ ràng chồng nàng là một kẻ lăng nhăng, có rất nhiều tình nhân khác, thậm chí còn mang bệnh truyền nhiễm. Vì thế, năm 1907, nàng đã hạ quyết tâm ly hôn chồng.
Nàng còn là người đầu tiên tháo khăn đội đầu của mình ngay trên tòa, là người phụ nữ mặc đồ vest của đàn ông, cũng là người phụ nữ đầu tiên của Ba Tư công khai phê bình phụ nữ Iran bị mất quyền bình đẳng. Nàng còn là thành viên của Hiệp hội phụ nữ tự do - hiệp hội bảo vệ quyền lợi của nữ giới.
Cố gắng của nàng cuối cùng đã thành công, Iran trước kia là đất nước hoàng kim có mở dầu lớn. Đa phần nữ giới trong nước đều đã tháo bỏ khăn đội đầu dưới sự lãnh đạo của người tiên phong, khoác trên mình bộ áo vest của nam giới. Nhưng đáng tiếc là trong thời chiến loạn, khăn đầu đầu màu đen lại một lần nữa được phụ nữ Iran đội lên đầu, còn người tiên phong cho phong trào nữ quyền cũng trở thành người được 145 người đàn ông theo đuổi, 13 người vì nàng mà tự sát.
Vũ Phong (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)