Ở miền Nam Trung Quốc, liễu là loại cây khá hiếm gặp, có rất ít người trồng liễu nhưng ở miền Bắc Trung Quốc thì liễu lại là loại cây quen thuộc, đi đâu cũng có thể nhìn thấy, như bên bờ sông, bờ hồ, hai bên lề đường đều sẽ trồng liễu. Do loại cây này không kén chọn môi trường sống, khả năng thích ứng và sức sống rất mạnh mẽ nên trên hai bên đường ở miền Bắc Trung Quốc được coi là nơi trồng liễu làm cảnh.
Trong dân gian Trung Quốc lưu truyền một câu tục ngữ nổi tiếng “Cố ý trồng hoa, hoa không nở, vô tình cắm liễu, liễu lên xanh”. Và người xưa thường nói “Ngũ cửu lục cử duyên hà khan liễu” (Tạm dịch: Sau đông chí chẳng bao lâu là mùa xuân sẽ tới, hàng liễu bên sông lại xanh mướt). Đây cũng là một câu ngạn ngữ của nhà nông ở khu vực miền Bắc Trung Quốc, ý nói sau đông chí không lâu thì khắp cả nước sẽ ngập tràn cảnh sắc tươi mới của mùa xuân.
Khi liễu đâm chồi non mọc thành những chiếc lá mới, đứng đón gió xuân quả là một phong cảnh tuyệt đẹp. Nhìn mầm non của liễu bình thường nhưng đó cũng là một loại cỏ dại mỹ vị. Trước kia điều kiện sống gian khổ, những người ở vùng nông thôn vào mùa xuân thường hái mầm liễu về làm rau ăn, ngày nay đây cũng là món ăn được nhiều người ưa thích ở nhiều thành phố. Vậy có thể tự trồng liễu ở trước cửa nhà không? Người xưa đã truyền lại một câu tục ngữ rằng “Môn tiền nhất khõa liễu, kim ngân tài bảo vãng gia tẩu” nghĩa là gì?
Cây liễu không chỉ có công dụng làm cảnh mà còn có thể làm rau ăn vào thời xưa khi người dân còn khó khăn.
Phong thủy học ở Trung Quốc có tầm ảnh hưởng rất lớn, từ xưa đến nay trong dân gian rất chú trọng về việc trồng cây cỏ trước và sau nhà. Trong đó có một câu tục ngữ được lưu truyền lâu đời rằng “Không trồng dâu trước cửa phòng, không trồng liễu sau nhà, không trồng cây trong viện quỷ vỗ tay”. Có nghĩa là trước cửa nhà không được trồng cây dâu tằm, sau nhà không được trồng cây liễu, trong sân không được trồng cây Dương.
Nguyên nhân là do người xưa cho rằng cây dâu tằm âm Hán Việt là “tang” đồng âm với “tang lễ”, mở cửa gặp tang là điều không may mắn. Còn “liễu” lại cùng âm với từ “lưu” (trôi, chảy trong tiếng Trung) ngụ ý tiền tài trong nhà sẽ đi ra từ phía sau, thất thoát tiền của. Cây Dương trong thời cổ đại được coi là cây “quỷ vỗ tay”, đó là vì cành lá cây rất dày, áp sát nhau, mỗi khi gió thổi sẽ va đập vào nhau tạo ra tiếng xào xạc giống như là tiếng quỷ vỗ tay.
Vậy tục ngữ Trung Quốc có câu “Môn tiền nhất khõa liễu, kim ngân tài bảo vãng gia tẩu” có nghĩa là gì?
Câu tục ngữ này có nghĩa là có thể trồng liễu trước cửa nhà, như vậy tiền tài của cải sẽ vào nhà như nước lũ. Nguyên nhân giống như phía trên vừa nói, từ “liễu” cùng âm với từ “lưu” (có nghĩa là trôi, chảy), trồng liễu trước cửa nhà ngụ ý tiền tài chảy vào nhà. Cũng bởi chịu ảnh hưởng từ tư tưởng này nên ở vùng thôn quê quả thực có nhiều gia đình thích trồng liễu trước cửa nhà.
Việc này cũng có nhiều ưu điểm, thứ nhất là vì liễu có thể làm cảnh, vào mùa xuân hạ, cành liễu đu đưa trước gió tạo thành một cảnh tuyệt mỹ. Ngoài ra, còn một nguyên nhân nữa có tính thực dụng, cây liễu dễ sống, không có yêu cầu về môi trường sống, không tốn nhiều công chăm sóc. Cành liễu còn có thể đan dệt thành những vật dụng trong cuộc sống, thêm vào đó mầm liễu còn có thể làm rau ăn.
Tuy nhiên, người xưa thường nói mỗi vùng miền có một tập tục khác nhau, thế nên có nhiều tư tưởng, cách nói khác nhau. Còn về việc câu nói này có đúng hay không thì đây chỉ là một sự mong đợi, hi vọng về cuộc sống của người nông dân mà thôi, không hề có căn cứ cụ thể nào.
Người trẻ hiện nay cũng đã chẳng kiêng kị gì nữa, nếu như bản thân thực sự thích cây liễu, vậy thì trồng thêm cây liễu ở trước cửa nhà cũng là chuyện dễ dàng. Có ngụ ý hay lại có thể làm cảnh, quan trọng hơn là liễu dễ trồng dễ sống, cũng không cần tốn nhiều công chăm sóc. Nếu mọi người thích liễu thì có thể trồng liễu trước nhà mình nhé!
Vũ Phong (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)