1. Đám hỏi, đám cưới gộp chung một ngày được hiểu như thế nào?
Có 3 lễ chính trong phong tục cưới truyền thống của người Việt: lễ dạm ngõ (lễ ăn hỏi), lễ đính hôn và lễ thành hôn. Nhiều gia đình chọn gộp đám cưới và lễ ăn hỏi lại thành một ngày.
Việc gộp chung lễ ăn hỏi và đám cưới thường được các gia đình lựa chọn để giải quyết các vấn đề cấp bách hơn liên quan đến thời gian, chi phí và khoảng cách.
Theo đó, trình tự thay vì được tổ chức với ba lễ lễ dạm ngõ (lễ ăn hỏi), lễ đính hôn, lễ thành hôn (đám cưới) thì chỉ còn giữ lại hai lễ hoặc thậm chí là một lễ mà thôi, thông thường người ta sẽ gộp lễ ăn hỏi và đám cưới tổ chức chung một ngày.
Nhiều gia đình tổ chức đám hỏi, đám cưới chung một ngày (Ảnh minh họa)
2. Lý do phải gộp đám cưới, đám hỏi?
Có hai lý do khi gộp lễ ăn hỏi và đám cưới như sau:
Thứ nhất là khoảng cách địa lý, nhà trai và nhà gái ở cách xa nhau, chẳng hạn Sài Gòn-Hà Nội, hay Sài Gòn-Cà Mau… Nếu tổ chức theo quy trình thông thường lễ ăn hỏi, sau tổ chức lễ đính hôn, sau đó 1 – 2 tháng tổ chức lễ cưới thì không thuận tiện cho việc đi lại. Nhất khi gia đình có người lớn tuổi, không chỉ trở ngại đường xá, sức khỏe mà còn gây phát sinh nhiều chi phí.
Thứ hai là để tiết kiệm chi phí tổ chức lễ cưới, đây cũng là lý do mà người ta gộp lễ ăn hỏi và đám cưới, đặc biệt khi các cặp đôi tự lo chi phí tổ chức mà không cần đến sự hỗ trợ tài chính từ gia đình thì việc gộp này là phương án hợp lý nhất.
Tháng 10 là mùa cưới của các cặp đôi (Ảnh minh họa)
3. Gộp đám hỏi và đám cưới cùng ngày có sao không?
Thông thường, những cô dâu chú rể ở cách xa nhau sẽ tổ chức đám hỏi và đám cưới cùng một ngày. Điều này sẽ giúp hai bạn tiết kiệm được thời gian và chi phí cho đám cưới và đây được coi là giải pháp tốt trong đám cưới có khoảng cách địa ý ngày nay.
Thông thường, khi hai bạn muốn gộp đám hỏi và đám cưới thành một, cần tổ chức như sau:
Lễ ăn hỏi bao giờ cũng được tiến hành trước, nhà trai sẽ dẫn lễ đến nhà gái, sau đó nhà trai sẽ xin phép nhà gái dẫn cô dâu ra mắt họ hàng. Sau đó, cô dâu và chú rể thắp hương gia tiên.
Sau khi đã tiến hành xong nghi lễ, nhà trai nên xin phép nhà gái ra về, sau khi bước ra khỏi nhà gái thì nghi lễ ăn hỏi chính thức được hoàn thành.
Việc tổ chức đám hỏi, đám cưới gộp chung một ngày có ưu và nhược điểm (Ảnh minh họa)
Ưu điểm
Nhiều người cho rằng việc gộp giữa đám hỏi và đám cưới trong cùng 1 ngày sẽ mang tới sự thoải mái cho hai bên gia đình. Bởi vì, nhà trai và nhà gái chỉ cần chuẩn bị tất cả hai nghi thức trong cùng một lần.
Ngoài ra, việc gộp lễ đám cưới và đám hỏi trong cùng 1 ngày sẽ giúp hai bên gia đình tiết kiệm chi phí. Mặt khác, điều này còn giúp hai bên gia đình tiết kiệm được thời gian, công sức trang trí lễ cưới và tiệc đãi khách.
Hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm của việc này mang lại, sẽ có một số nhược điểm xảy đến với các cặp đôi. Đầu tiên, việc kết hợp hai nghi thức truyền thống trong 1 ngày sẽ cho thấy sự không trang trọng của hai bên gia đình.
Nếu như tổ chức hai ngày làm một, cô dâu có thể sẽ không được mặc áo dài cưới, bởi vì thời gian giữa hai buổi lễ là rất sát nhau. Mặt khác, tuy có tiết kiệm được chi phí trong tiệc đãi khách, nhưng hai bên gia đình nên đảm bảo sao cho mọi thứ đều được đầy đủ và trang trọng.
Nếu như hai bạn không gặp vấn đề về thời gian và tài chính, lời khuyên là nên tổ chức hai nghi lễ theo trình tự. Điều này sẽ nhận được sự tôn trọng của khách mời cũng như có một ngày vui đáng nhớ trong đời. Tuy nhiên, nếu ở trường hợp bất khả kháng thì việc tổ chức đám cưới, đám hỏi cũng không sao. Miễn là cặp đôi cô dâu chú rể cảm thấy hạnh phúc, hai bên gia đình cũng đỡ vất vả lo chi phí.
Tường San (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)