Cánh cửa bước vào thế giới của giới siêu giàu toàn cầu được mở ra cho những ai sở hữu khối tài sản từ 1,46 triệu USD (hơn 36 tỷ đồng) trở lên. Theo Cơ sở dữ liệu về Bất bình đẳng Thế giới, con số này đủ để xếp họ vào top 1% những người giàu nhất hành tinh, bỏ xa 99% dân số còn lại. Muốn chen chân vào top 10% giàu có nhất thế giới, bạn cần ít nhất 225.799 USD (hơn 5,6 triệu đồng).
Để được coi là thuộc top 5% giàu nhất Việt Nam, bạn cần nắm giữ khối tài sản tối thiểu là hơn 3,9 triệu đồng (Ảnh minh hoạ)
Tuy nhiên, ngưỡng cửa giàu có không đồng đều trên toàn cầu. Tại Mỹ, con đường đến với top 1% đòi hỏi số tài sản cao hơn nhiều, lên tới 4,89 triệu USD (hơn 123 tỷ đồng). Con số này thậm chí còn cao hơn đáng kể so với các quốc gia phát triển khác như Đức 3,34 triệu USD (hơn 84 tỷ đồng) hay Canada 3,41 triệu USD (hơn 85 tỷ đồng). Ở chiều ngược lại, tại Ethiopia, một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, chỉ cần 60.800 USD (hơn 1 triệu đồng) là đủ để bạn trở thành người giàu có nhất nhì đất nước.
Còn tại Việt Nam, để được coi là thuộc nhóm 1% giàu nhất Việt Nam, bạn cần nắm giữ khối tài sản tối thiểu là 406.470 USD (hơn 10 triệu đồng). Trong khi đó, con số này giảm dần khi xét đến các nhóm giàu có thấp hơn: 156.966 USD (hơn 3,9 triệu đồng) cho top 5%, 96.066 USD (hơn 2,4 triệu đồng) cho top 10%, và lần lượt là 55.467 USD (hơn 1,3 triệu đồng), 36.584 USD (hơn 922 nghìn đồng), 25.019 USD (hơn 631 nghìn đồng) và 17.466 USD (hơn 440 nghìn đồng) cho top 20%, 30%, 40% và 50%.
Thuộc nhóm 1% giàu nhất Việt Nam với khối tài sản tối thiểu là hơn 10 triệu đồng (Ảnh minh hoạ)
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng những con số này có thể chưa phản ánh đầy đủ thực tế. Lý do nằm ở đặc thù của thị trường Việt Nam, nơi bất động sản chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của người dân, nhưng lại chưa được phản ánh đầy đủ trong các thống kê.
Tại các quốc gia phát triển như Mỹ hay Úc, giá trị bất động sản được cập nhật liên tục dựa trên giá thị trường và được sử dụng để tính thuế tài sản. Điều này cho phép các hãng thống kê dễ dàng tiếp cận thông tin và đưa ra những con số sát với thực tế. Tương tự, một số quốc gia khác áp dụng thuế thu nhập bất thường đối với phần chênh lệch tăng giá nhà, gián tiếp giúp cơ quan chức năng nắm bắt được biến động của thị trường bất động sản.
Giá trị thực tế bất động sản ở Việt Nam chưa phản ánh đầy đủ tổng tài sản của người dân (Ảnh minh hoạ)
Tuy nhiên, tại Việt Nam, việc thu thập và cập nhật thông tin về biến động giá nhà đất vẫn chưa được thực hiện một cách nhanh chóng và hiệu quả. Điều này dẫn đến việc giá trị thực tế của bất động sản chưa được phản ánh đầy đủ vào tổng tài sản của người dân.
Thu Hà (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)