Thịt heo là một trong các loại thực phẩm thông dụng, thường thấy trong các bữa ăn từ bình dân cho đến cao cấp trên mâm cơm gia đình Việt. Loại thịt này có có hương vị dễ ăn nên được yêu thích bởi hầu hết các lứa tuổi. Thịt heo có thể chế biến được thành nhiều món, từ nấu mặn đến nấu canh.
Thế nhưng không phải ăn phần thịt lợn nào cũng tốt cho sức khỏe. Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo dưới đây là 3 bộ phận bẩn nhất ở lợn chớ nên ăn kẻo rước bệnh:
Thịt cổ
Phần thịt ở cổ lợn nên được hạn chế sử dụng vì chúng có chứa nhiều hạch bạch huyết, các hạch này đều chứa mầm bệnh như vi khuẩn và virus, vừa có mùi hôi khó chịu lại còn có thể trực tiếp truyền bệnh vào cơ thể, rất khó tiêu diệt dù được nấu ở nhiệt độ cao.
Để bảo vệ sức khỏe, khi đi chợ bạn nên tránh mua thịt cổ lợn, tuy nhiên nếu vẫn muốn ăn phần thịt này thì trước khi chế biến bạn cần loại bỏ các hạch bạch huyết này. Nếu không thể loại bỏ thì tốt nhất bạn không nên mua.
Lòng già
Lòng già xào dưa hay luộc đều là món ăn nhiều người yêu thích, tuy nhiên đây là một bộ phận được đánh giá là không sạch sẽ của lợn.
Lòng già là nơi thải ra phân sau quá trình lợn tiêu hóa thức ăn vì vậy sẽ có mùi hơi khó chịu, hơn nữa chứa nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng và khó làm sạch, có thể gây bệnh đường tiêu hóa cho người ăn.
Ngoài ra, món lòng già cũng có chứa hàm lượng chất béo cao nên tiêu thụ lâu dài sẽ gây tăng mỡ máu.
Phổi lợn
Phổi lợn là một cơ quan không sạch, chúng là cơ quan hô hấp của lợn. Do môi trường sống của lợn cũng rất dễ nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng vì vậy phổi lợn rất dễ chứa lượng lớn vi khuẩn, bụi bẩn, nếu ăn vào sẽ không tốt cho cơ thể.
Phân biệt thịt lợn sạch - bẩn:
Quan sát màu sắc
Những miếng thịt lợn sạch, không có thuốc sẽ có màu hồng, nhìn rất tươi, không bị đỏ rực. Ngược lại những miếng thịt lợn siêu nạc, có chứa ractopamine và clenbuterol thường có sẽ có màu đỏ sậm khác thường, nhìn rất sáng và bóng, trên da có thể sẽ có những đốm đỏ.
Kiểm tra độ đàn hồi
Những miếng thịt lợn sạch, khối thịt sẽ rắn chắc, độ đàn hồi cao, các thớ thịt đều nhau, khi thái sẽ không có dịch bất thường nào chảy ra. Còn những miếng thịt siêu nạc có chứa hóa chất độc hại, khi sờ lên bề mặt của khối thịt sẽ có cảm giác như ứ nước ở bên trong.
Ngoài ra những miếng thịt lợn có tẩm ướp hàn the, muối diêm, miếng thịt rất tươi, cầm thấy cứng nhưng khô, thớ thịt săn, không bị dính. Khi thái, thịt cứng bên ngoài nhưng lại nhũn ở bên trong, rửa xong sẽ chuyển màu nhợt nhạt, có mùi hôi tanh khó chịu.
Kiểm tra lớp mỡ
Lớp mỡ của những miếng thịt lợn sạch sẽ dày khoảng từ 1,5 – 2 cm, mỡ và bì càng dày chứng tỏ lợn được nuôi lâu, không ăn cám tăng trọng. Màu mỡ trắng phau là con lợn khỏe mạnh, không ốm, nên nếu mua thịt, hãy chọn những miếng thịt như vậy. Đối với thịt lợn siêu nạc, lớp mỡ thường rất mỏng, độ dày chưa đến 1 cm, phần thịt nạc bám sát vào phần da.
Khi chế biến
Thịt lợn sạch khi luộc lên có màu rất trong, không có váng bẩn, khi rang ra ít nước, không sủi váng, có mùi thơm, thớ thịt nhỏ và chế biến rất nhanh. Ngược lại, thịt lợn “bẩn”, khi chế biến thường ra nhiều nước, thịt bị hao, mùi thịt không được thơm thậm chí còn có mùi hôi khó chịu và khác thường.
Tường San (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)