Như chúng ta đã biết, Bắc Kinh không chỉ là một trong tứ đại thành cổ mà còn là thành phố có số lượng di sản văn hóa thế giới nhiều nhất thế giới, ai đến Bắc Kinh cũng cho rằng chuyến đi này thật đáng giá. Địa điểm nổi tiếng phải nói đến Vạn Lý Trường Thành và hôm nay chúng tôi sẽ nói về Tử Cấm Thành, một trong những thắng cảnh khác ở Bắc Kinh. Người ta nói rằng có một trong những chiếc ghế khó hiểu nhất Tử Cấm Thành, các chuyên gia chưa thể giải thích hết bí ẩn của nó, cho đến nay không ai dám ngồi.
Nơi chỉ dành cho Hoàng đế
Điều đáng nói là trong các triều đại phong kiến của Trung Quốc, những thứ được sử dụng bởi các Hoàng đế luôn được làm bằng các nguyên vật liệu cao quý nhất trong xã hội, ngoài thực phẩm, quần áo, nhà ở, phương tiện đi lại, thậm chí cả những đồ dùng hành chính thông thường cũng được làm bằng vàng ròng. Hơn nữa, để thể hiện địa vị và quyền lợi của Hoàng gia, chiếc ghế rồng đã ra đời. Thời cổ đại, những người có thể ngồi trên chiếc ghế rồng bằng vàng ròng không ai khác ngoài Hoàng đế.
Ghế rồng bằng vàng ròng, nói theo nghĩa đen, là một chiếc ghế được chạm khắc với vật tổ hình rồng. Bởi vì rồng là biểu tượng địa vị độc quyền của các nhà cai trị cổ đại, sự xuất hiện của vật tổ rồng trên một vật thể nhất định là điều quyền lực, cao quý nhất. Do đó, ghế rồng luôn được coi là “quyền” và biểu tượng của “địa vị”. Dù từ xa xưa đã có rất nhiều người muốn ngồi trên ghế rồng nhưng ngày nay không ai dám ngồi. Tại sao vậy?
Tin đồn dân gian:
Theo sử sách ghi lại, trong dân gian thời nhà Thanh có câu nói truyền miệng rất đáng sợ: “Nếu không phải là Hoàng đế thực thụ, nếu ngồi trên ghế rồng chắc chắn sẽ gặp phải tai nạn, thậm chí là mất mạng”. Mặc dù đây là chỉ là tin đồn, không có cơ sở khoa học nhưng đã có một người nước ngoài dám ngồi lên chiếc ghế này.
Một tai nạn đã xảy ra:
Trong sự hỗn loạn và sự suy tàn của triều đại nhà Thanh, một viên quan ở Đức là Wadesi trong một lần đến Tử Cấm Thành đã ngồi lên chiếc ghế rồng bằng vàng ròng dành cho Hoàng đế, thậm chí còn yêu cầu phóng viên chụp ảnh.
Đó tưởng như là một hành động bình thường, nhưng sau khi trở về đất nước, vị quan này đã qua đời vì một căn bệnh không rõ nguyên nhân. Người thân của vị quan này sau này đã liên tưởng đến câu nói đáng sợ được truyền miệng cho đến ngày nay.
Tuy nhiên, một số chuyên gia về lịch sử đã suy luận rằng đây có lẽ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên và lý do của những tin đồn như vậy chủ yếu là để làm tăng thêm sự uy nghiêm, năng lực của Hoàng đế.
Hạ Tú (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)