Lộc vừng là loài cây thân gỗ quen thuộc với người Việt nam. Hoa lộc vừng trổ những tràng dài xuống rất đẹp. Cây ngày trồng ở đất có thể cao tới 10m. Cây trồng càng lâu năm càng thể hiện được sự trường tồn phúc thọ lâu dài.
Ý nghĩa phong thủy của lộc vừng
Cây lộc vừng được xếp vào tứ quý sanh, sung, tùng, lộc hoặc bộ tam đa là phúc (sung), lộc (lộc vừng), thọ (vạn tuế). Lộc vừng đại diện cho tài lộc, trồng lộc vừng trong nhà là rước tài tài lộc về cho gia chủ.
Màu hoa của cây lộc vừng vượt mà và rực rỡ tạo sự may mắn, hưng vượng, hạnh phúc, thành công. Những chùm hoa màu đỏ mềm mại và thơ mộng tượng trưng cho tình duyên may mắn và gắn liền với ngụ ý phát lộc. Vì thế trồng cây lộc vừng trong khuôn viên nhà mang lại nhiều tài lộc và may mắn cho gia chủ.
Vị trí tốt nhất trồng cây lộc vừng
Để đón tài lộc, cần tìm đúng vị trí để trồng cây lộc vừng. Nên chọn những nơi ưa nắng ở cửa trước và tránh trồng cửa sau.
Nhưng lộc vừng là cây gỗ cao lớn nên khi chọn ở trước nhà thì vẫn cần lưu ý điều sau để chọn vị trí nào trước nhà cho đẹp nhất mang lại tài lộc nhiều nhất:
- Không trồng lộc vừng sát vào tường nhà nếu trồng cây lộc vừng xuống đất, bởi lộc vừng là cây thân gỗ to, trồng xuống đất mà sát tường nhà, tường bao thì sẽ có nguy cơ làm hỏng tường, gây đổ tường.
- Không trồng lộc vừng giữa cửa đi lại, chắn lối đi chắn cửa nhà vì như thế cản luồng khí trong nhà lưu thông, giảm dương khí và chặn cửa thần tài
- Không trồng cây lộc vừng cao to bên phải nhà chắn lối ngôi nhà và cao lớn hơn cây khác sẽ phạm phong thủy
- Nếu trồng lộc vừng trong chậu hoặc lộc vừng bonsai thì có thể trồng ở cạnh lối đi nhưng nếu chậu bonsai cao thì không nên để giữa sân chắn trước cửa nhà mà nên để lệch hướng.
- Nên trồng phía trước nhưng bên phía trái thay vì phía phải, tính theo hướng đứng từ trong nhà nhìn ra. Đó là vì theo quy luật phong thủy tả thanh long hữu bạch hổ, thì những gì xếp bên trái cần cao hơn bên phải sẽ đảm bảo phong thủy hòa hợp. Cây lộc vừng là cây cao lớn nên trong tương quan với các cây cảnh khác cần chú ý cân xứng trái phải và những cây cao lớn hơn trồng bên trái, cây bên phải thấp hơn. Thế của lộc vừng dù là bonsai hay cây gỗ thì cũng thường cao lớn. Do đó khi trồng cần chú ý cân đối thanh long bạch hổ của ngôi nhà.
- Để lộc vừng phát huy tối đa tác dụng phong thủy chiêu tài lộc thì không nên trồng đơn cây lộc vừng, nên trồng thêm cây vạn tuế, cây sung để tạo thế tam đa như vậy thì bộ cây cảnh này sẽ giúp gia chủ thịnh vượng hơn nhiều lần. Khi trồng bộ tam đa, có thể đặt cây vạn tuế bên phải, cây sung cây lộc vừng bên trái nhà.
* Thông tin mang tính tham khảo.
Thùy Dương (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)