Năm 2009, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận được Quốc hội phê duyệt lần đầu vào với tổng công suất 4.000 MW, chia thành 2 nhà máy trên diện tích 1.642ha. Tuy nhiên, vì nhiều yếu tố khách quan, đến năm 2016, Quốc hội đã ra nghị quyết tạm dừng dự án.
Đến ngày 25/11/2024, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã thống nhất chủ trương tái khởi động Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và tiếp tục nghiên cứu chương trình điện hạt nhân tại Việt Nam.
Với quy mô dự kiến 2 nhà máy điện hạt nhân tại xã Phước Dinh và xã Vĩnh Hải là 2 x 2.000 Megawatt, cần có tổng nguồn vốn trung bình khoảng 24 tỷ USD (hơn 600.000 tỷ VND). Khi tính đủ các chi phí lãi vay vốn, lãi vay trong quá trình xây dựng, đền bù giải phóng mặt bằng, hạ tầng đi kèm, chi phí tư vấn, đào tạo nhân lực… vốn có thể tăng thêm 10-15%".
Tái khởi động Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận (Ảnh minh họa).
Theo TS. Nguyễn Anh Tuấn, bên cạnh việc huy động nguồn vốn, các chính sách của chúng ta với điện hạt nhân cần chú trọng đến hai vấn đề lớn.
Thứ nhất là “quyết tâm chính trị”. Khi Việt Nam tái khởi động Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận đã khẳng định quyết tâm của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, chứng tỏ sự cần thiết và vai trò quan trọng của điện hạt nhân trong việc đảm bảo an ninh năng lượng kết hợp với phát triển bền vững trong bối cảnh mới.
Thứ hai, điện hạt nhân cần thiết do Nhà nước độc quyền xây dựng, ít nhất trong hơn thập niên sắp tới. Nếu viện cớ về cạnh tranh, mở rộng đối tượng tham gia xây dựng điện hạt nhân để mang hiệu quả kinh tế thường đem lại hậu quả kéo dài dự án, cản trở mục tiêu chung của chương trình, quan trọng nhất là gây nguy cơ mất an toàn cho con người và hạ tầng cơ sở.
Theo Hiệp hội Hạt nhân Thế giới (WNA), trên thế giới, điện hạt nhân được xem là nguồn điện sạch, ít phát thải carbon. Thế giới có khoảng 440 lò hạt nhân thương mại hoạt động tại 30 quốc gia trên toàn cầu (tính đến cuối tháng 1/2025).
T.San (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)