Lịch sử ăn gan ngỗng có thể bắt nguồn từ người La Mã hơn 2.000 năm trước, họ thực sự đã khám phá ra vị ngon và niềm vui khi ăn gan ngỗng. Lúc đầu, chúng được ăn cùng với quả sung và tặng cho Julius Caesar, người coi chúng là một món ngon. Sau đó, nó lan rộng đến Alsace và vùng nông thôn phía Tây Nam nước Pháp, dần dần người ta bắt đầu dùng gan ngỗng làm món aspic và pate rồi ăn với bánh mì Pháp, đơn giản, tiện lợi và dễ tiếp cận.
Gan ngỗng kiểu Pháp thường được áp chảo nhẹ ở nhiệt độ thấp và dùng kèm rượu porto hoặc nước sốt đen. Một cách ăn khác cần phải “chế biến đặc biệt”, loại gan ngỗng trộn với các nguyên liệu khác này thường để nguội sau khi nấu chín, sau đó thái thành món nguội và cũng có thể thưởng thức với nước sốt. Các thành phần thường được thêm vào món gan ngỗng này bao gồm cognac, armagnac, port và nấm cục.
Thức ăn ngon dựa trên sự đau khổ của các loài động vật khác
Gan ngỗng thông thường thực chất là “gan nhiễm mỡ” trong con ngỗng sống, vì quá trình sản xuất rất tàn nhẫn nên nó còn được mệnh danh là một trong những món ngon tàn nhẫn hàng đầu thế giới.
Đây cũng là một món ăn gây nhiều tranh cãi, bởi quá trình tạo ra vô cùng tàn nhẫn, được cho là hành hạ động vật. Cụ thể, để có thể tạo ra món gan ngỗng này, người ta phải sử dụng hình thức nuôi rất... tàn nhẫn.
Foie gras thực chất là một miếng gan đầy mỡ lấy từ những con ngỗng phát phì, bởi thế mà có được hương vị béo ngậy đặc trưng. Nhưng để có được điều đó, người ta sẽ phải ép những con ngỗng ăn các loại ngũ cốc bằng những cái ống, hiểu đơn giản chính là nhồi" cho chúng ăn thật nhiều. Sau khi banh miệng của con ngỗng, người ta sẽ nhét vào chiếc ống kim loại dài rồi cứ thế bơm thức ăn qua đó. Quá trình nuôi này từng bị nhiều tổ chức quyền lợi động vật đánh giá là dã man.
Và tất nhiên, sau khi đã được vỗ béo căng tròn, sẽ đến phần "thu hoạch" những phần gan ngỗng.
Những miếng gan to béo được lấy ra từ trong các con ngỗng
Ngày nay, rất nhiều nơi đã cấm lưu hành món ăn này, điển hình như bang California (Mỹ), Anh, Argentina, Ấn Độ, Israel... Dù vậy, vẫn có một vài nơi lưu hành món gan ngỗng bất chấp sự phản đối của nhiều người ở khắp nơi trên thế giới.
Autran (Theo Thuơng Hiệu và Pháp Luật)