Trước tiên chúng ta cần biết những chất bẩn màu trắng này đến từ đâu!
Da đầu của chúng ta diễn ra quá trình trao đổi chất hàng ngày, các tế bào da bị bong ra vẫn còn sót lại trên da đầu và trộn với dầu do tuyến bã nhờn tiết ra, vi khuẩn và tạp chất trong không khí bên ngoài tạo thành loại bụi bẩn này.
Vẩy trắng hay bụi bẩn màu trắng trên tóc có thể là bệnh gàu, nấm tóc, viêm da tiết bã nhờn, bệnh vẩy phấn và có khi là vảy nến... Các mảng này trông khác hẳn, hơi gồ lên, cứng cộm và có ranh giới rất rõ với vùng da bên cạnh.
Trong trường hợp bình thường, miễn là da đầu sạch sẽ, vấn đề này sẽ không xuất hiện, nhưng nếu xảy ra các tình trạng sau, bụi bẩn trên đầu sẽ xuất hiện nhiều.
Da đầu mắc bệnh
Khi da đầu bị nhiễm vi trùng và các vấn đề khác nhau như viêm da, tiết bã nhờn và xuất hiện vảy trắng. Sự cân bằng sinh thái của đầu sẽ bị xáo trộn, gàu và dầu tiết ra nhiều hơn, bụi bẩn trên đầu cũng nhiều hơn. Đôi khi sẽ có các triệu chứng khác nhau như ngứa, đóng vảy và nổi mụn. Một khi điều này xảy ra, nó cần được kiểm tra kịp thời và điều trị đúng cách.
Dùng sai dầu gội
Khi chúng ta gội đầu sai cách cũng có thể gây tổn thương cho da đầu. Hãy chắc chắn chú ý đến tần suất gội đầu, lựa chọn dầu gội, nhiệt độ của nước và phương pháp chà.
Đầu tiên, tùy theo chất tóc mà bạn có thể chọn cách 1-2 ngày gội đầu một lần. Bạn không cần phải gội đầu quá thường xuyên, tần số rất cao có thể làm hỏng da đầu.
Ngoài ra, dầu gội phải dịu nhẹ để không làm tổn thương da đầu, nhiệt độ nước gội không quá cao, tốt nhất là 40°C, không nên dùng móng tay gãi trực tiếp với lực mạnh lên da đầu, phương pháp thực sự nên dùng là nhẹ nhàng chà bằng đầu ngón tay để đạt được hiệu quả làm sạch.
Thói quen ăn uống
Thói quen ăn uống không điều độ cũng là nguyên nhân quan trọng làm gia tăng tình trạng gàu và dầu trên tóc. Ăn nhiều đường, nhiều chất béo, nhiều gia vị và các loại thực phẩm gây rối loạn khác dễ gây rối loạn nội tiết trong cơ thể, từ đó gây ra các bệnh về da đầu.
Để tránh những vấn đề này, trong chế độ ăn uống hàng ngày, cơ cấu khẩu phần ăn phải đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng. Ngoài ra, nên bổ sung các loại thực phẩm có tính kiềm như rau, củ, quả, đậu, trái cây sấy khô với một lượng thích hợp để tăng sức khỏe tóc và da đầu.
Thói quen sinh hoạt không tốt
Nếu trong cuộc sống bạn có những thói quen xấu như sống buông thả, hút thuốc, nghiện rượu thì cần phải loại bỏ kịp thời, nếu không sẽ dẫn đến rối loạn nội tiết trong cơ thể và làm gia tăng các vấn đề về da. Vì vậy, xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh, đảm bảo ngủ đủ giấc, tập thể dục vừa phải mỗi ngày, bỏ hút thuốc và uống rượu là những cách quan trọng để ổn định sức khỏe làn da.
Hạ Tú (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)