Ngày rằm tháng 4 hằng năm chính là ngày lễ Phật Đản hay còn gọi là Phật Đản Sanh, một trong 3 ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật bên cạnh lễ Vu Lan và lễ Thành đạo. Theo đạo Phật, lễ Phật Đản chính là ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chào đời tại vườn Lâm Tỳ Ni, tiếng Phạn là Vaisakha, tiếng Pali gọi là Vesak.
Từ năm 1999, ngày lễ Phật Đản 15/4 (âm lịch) đã được Liên Hiệp Quốc công nhận là ngày lễ hội văn hóa tâm linh thế giới. Lễ Phật Đản là một trong ba lễ cấu thành Lễ Tam hợp mà Liên Hiệp Quốc gọi là Vesak (lễ Phật Đản sinh, lễ Phật thành đạo và lễ Phật nhập Niết bàn). Rằm tháng 4/2025 (15 tháng 4 Âm năm 2025) rơi vào ngày 12/5/2025 dương lịch.
Ngày rằm tháng 4 hằng năm chính là ngày lễ Phật Đản hay còn gọi là Phật Đản Sanh
Phật Đản không chỉ là ngày kỷ niệm Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời mà còn là dịp để mỗi người chiêm nghiệm về những giá trị đạo đức, hướng thiện. Trong ngày này, sự trang nghiêm và thanh tịnh được đặt lên hàng đầu. Người ta thường kiêng sát sinh, cãi vã hay làm đổ vỡ, bởi tin rằng những hành động này sẽ mang lại điều xui xẻo, tổn phúc cho cả năm. Nỗi "sợ" này không chỉ đơn thuần là sự mê tín mà còn xuất phát từ tâm lý kính sợ, tôn trọng những điều thiêng liêng, hướng đến sự an lạc, hòa bình trong tâm hồn.
Bên cạnh yếu tố tín ngưỡng, kinh nghiệm sống cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành quan niệm về rằm tháng Tư. Tổ tiên ta, vốn gắn bó mật thiết với thiên nhiên, đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu qua nhiều đời. Tháng Tư Âm lịch thường là thời điểm giao mùa, dễ xảy ra bão đầu mùa, giông lốc, sấm sét – những hiện tượng thiên nhiên có thể gây nguy hại đến con người, vật nuôi và mùa màng. Trong bối cảnh đó, sự lo lắng, bất an là điều dễ hiểu. Vì vậy, người xưa thường khuyên con cháu phải "giữ mình", cẩn trọng trong mọi hành động để tránh gặp phải những điều không may.
Như vậy, lời dạy của tổ tiên "tháng Tư âm sợ nhất ngày rằm" không chỉ là một lời đồn vô căn cứ mà là sự kết hợp hài hòa giữa tín ngưỡng và kinh nghiệm sống. Nó phản ánh một hệ thống tư duy cân bằng giữa trời, người và đạo, hướng đến sự hòa hợp với thiên nhiên và sự an yên trong tâm hồn.
Ngày nay, nhận thức của con người đã có nhiều thay đổi, khoa học đã giải thích được nhiều hiện tượng tự nhiên. Tuy nhiên, những kinh nghiệm sống được đúc rút qua hàng nghìn năm vẫn giữ nguyên giá trị. Chúng ta có thể học hỏi, chắt lọc những điều phù hợp với cuộc sống hiện đại, ứng dụng một cách linh hoạt để cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
Dưới đây là một số điều kiêng kỵ trong ngày rằm tháng Tư mà nhiều người vẫn còn lưu tâm:
- Kiêng sát sinh, câu cá: Nhiều người tin rằng việc sát sinh trong ngày này sẽ khiến bệnh tật đeo bám, vận mệnh suy giảm.
- Tránh để lộ đáy thùng gạo: Đây là một cách thể hiện sự tiết kiệm, tránh lãng phí, đồng thời cũng là mong muốn có một cuộc sống no đủ, không lo đói kém.
- Kiêng kỵ chuyện vợ chồng: Quan niệm này xuất phát từ việc giữ gìn nguyên khí, tránh hao tổn sức khỏe trong ngày lễ quan trọng.
(Ảnh minh hoạ)
- Không nói điềm gở, chửi tục, cãi vã: Việc giữ gìn lời ăn tiếng nói trong ngày này nhằm tránh những điều thị phi, rắc rối không đáng có.
- Hạn chế mặc đồ trắng đen: Hai màu sắc này thường liên tưởng đến tang tóc, sự mất mát, nên thường được kiêng kỵ trong những dịp lễ quan trọng.
- Tránh cho mượn tiền: Nhiều người tin rằng việc cho mượn tiền trong ngày này đồng nghĩa với việc cho đi tài lộc của mình.
- Tránh đến những nơi có âm khí nặng: Những nơi như mồ mả, bãi tha ma, bệnh viện, đặc biệt là đối với những người yếu bóng vía, thường được tránh đến để bảo vệ sức khỏe và tinh thần.
- Tránh làm vỡ đồ đạc: Việc làm vỡ đồ đạc được coi là điềm báo tài phúc hao tổn, gặp nhiều xui xẻo.
- Tránh kì kèo giá cả rồi không mua: Hành động này được cho là ảnh hưởng đến vận làm ăn của người khác.
* Thông tin trong bài mang tính chất tham khảo
T.Hà (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)