Tại sao lại nói: "Con rể lên giường, nhà tan cửa nát"? Hôn nhân là một sự kiện trọng đại trong cuộc đời mỗi người. Theo phong tục truyền thống Trung Quốc, sau khi kết hôn ba ngày, vợ chồng thường trở về thăm gia đình bên vợ, gọi là “tam thiên hồi môn” (tương tự như lễ lại mặt ở Việt Nam). Đây là dịp quan trọng để cô dâu trở về nhà cha mẹ sau khi lấy chồng. Thông thường, gia đình cô dâu sẽ dặn dò đặc biệt, nhắc con rể tuân thủ nguyên tắc khi đến nhà bố mẹ vợ.
Tại sao con rể lên giường, nhà tan cửa nát? (Ảnh minh hoạ)
Câu nói “Con rể lên giường, nhà tan cửa nát” mang hàm ý nhắc nhở rằng khi con rể về thăm nhà vợ, không nên ngủ cùng giường với vợ mà nên ngủ riêng. Con rể có thể nghỉ trên ghế sofa phòng khách hoặc ngủ chung với bố vợ, nhưng không nên ngủ cùng vợ khi ở nhà bố mẹ vợ.
Việc vi phạm có thể được xem là kém tôn trọng gia đình bên vợ, gây mất hòa khí gia đình. Tuy nhiên, cụm từ “nhà tan cửa nát” ở đây chỉ là cách nhấn mạnh để người ta giữ gìn phong tục. Nhiều người lớn tuổi vẫn coi trọng tập tục này, nhằm tránh sự bất tiện và giữ gìn lễ nghi truyền thống.
(Ảnh minh hoạ)
Quan niệm này tuy xuất phát từ phong tục cổ xưa, nhưng thực tế cho thấy việc ngủ cùng giường hay không không ảnh hưởng đến sự hòa thuận gia đình. Hạnh phúc gia đình phụ thuộc vào sự gắn kết, tôn trọng và yêu thương giữa các thành viên hơn là những quy tắc truyền thống về vị trí hay cách nghỉ ngơi.
Thu Hà (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)