Cách ăn nói trong bàn tiệc
Trong các cuộc nói chuyện lịch sự, không nên nói về các vấn đề cá nhân, mối quan hệ công sở, con cái, bệnh tật, thói quen hay sở thích.
Nghe cũng là một kỹ năng quan trọng như nói. Giữ im lặng khi nghe nhưng bạn cũng cần nhìn vào người nói và nói xen vào khi thích hợp. Điều này chứng tỏ bạn đang theo sát cuộc nói chuyện.
Sẽ là khiếm nhã khi cắt ngang lời người khác, kể cả khi bạn đã nghe câu chuyện nhiều lần rồi.
Hãy đợi lãnh đạo động đũa trước
Khi có những người có địa vị cao hơn trong bàn ăn, chúng ta phải đợi họ động đũa trước rồi mình mới bắt đầu bữa ăn, đây là nét văn hóa ứng xử từ xưa cho tới ngày nay.
Nếu người lãnh đạo chưa bắt đầu động đũa mà bạn đã bắt đầu ăn thì sẽ tạo cho mọi người cảm giác không tôn trọng người lãnh đạo. Và nếu vì điều này mà tạo ấn tượng xấu với lãnh đạo thì chắc chắn việc phát triển trong tương lai tại công ty sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.
Ly của bạn phải thấp hơn ly của người lãnh đạo
(Ảnh minh họa)
Trong bữa tiệc nhất định phải uống rượu, dù không uống rượu thì có thể thay bằng các loại nước khác nhưng vẫn cần có một ly nước “tượng trưng” để tăng thêm không khí cho buổi tiệc.
Và tất nhiên, việc mời lãnh đạo, cụng ly để hưởng ứng không khí vui vẻ này là điều không thể thiếu. Tuy nhiên, chúng ta phải nhớ rằng ly rượu của mình không bao giờ được để cao hơn ly rượu của người lãnh đạo.
Có nhiều nền văn hóa rất đặc biệt coi trọng vấn đề này và nước ta không phải ngoại lệ. Nếu ly rượu của bạn cao hơn ly rượu của lãnh đạo có nghĩa là bạn đã đặt vị trí của mình lên trên lãnh đạo, đó là một hành vi không lịch sự.
Đừng nên quá nổi bật
(Ảnh minh họa)
Chúng ta không nên quá trầm nhưng cũng không nên quá nổi bật trong bữa tiệc. Mỗi bữa tiệc công sở đều có một nhân vật trung tâm nào đó, khi có nhân vật này xuất hiện thì chúng ta không nên cướp đi “ánh đèn sân khấu” của người ấy quá nhiều. Bất cứ khi nào chúng ta định làm điều gì đó, chúng ta phải xem xét tình hình của bữa tiệc, suy nghĩ của người khác càng nhiều càng tốt, đừng để hành động của mình ảnh hưởng đến người khác.
Hạ Tú (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)