Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc công ty luật Minh Bạch, chia sẻ trên VOV rằng việc bỏ lại xe khi bị CSGT yêu cầu kiểm tra sẽ bị coi là hành vi chống đối hoặc không chấp hành hiệu lệnh của người thi hành công vụ. Cụ thể, người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 4 triệu đến 6 triệu đồng đối với cá nhân và từ 8 triệu đến 12 triệu đồng đối với tổ chức.
Chưa dừng lại ở đó, một điểm đáng chú ý khác là người vi phạm giao thông nếu chưa có tiền nộp phạt sẽ bị tính lãi trên số tiền phạt, đồng thời bị coi là chưa chấp hành nghiêm chỉnh quyết định hành chính của nhà nước. Điều này đồng nghĩa với việc họ có thể bị hạn chế quyền trong các giao dịch hành chính khác cho đến khi hoàn thành nghĩa vụ nộp phạt.
Bỏ xe khi vi phạm có thể bị phạt tới 12 triệu đồng (Ảnh minh hoạ)
Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt
Trước tình trạng vi phạm giao thông mà người vi phạm cố tình trốn tránh việc nộp phạt, Bộ Công an cho biết rằng theo quy định hiện hành, thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 1 năm, kể từ ngày ra quyết định. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là người vi phạm có thể "thoát" trách nhiệm bằng cách kéo dài thời gian.
Trong trường hợp quá thời hạn 1 năm mà cá nhân vẫn không thực hiện nghĩa vụ nộp phạt, cơ quan chức năng có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, bao gồm:
- Khấu trừ lương hoặc thu nhập: Trích một phần lương hoặc thu nhập của người vi phạm.
- Khấu trừ tiền từ tài khoản: Trích tiền trực tiếp từ tài khoản ngân hàng của người vi phạm.
- Kê biên tài sản: Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá.
- Thu tiền, tài sản do người khác đang giữ: Thu tiền hoặc tài sản của người vi phạm đang do người khác nắm giữ, đặc biệt trong trường hợp người vi phạm cố tình tẩu tán tài sản.
Ngoài các biện pháp cưỡng chế, việc không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính còn gây ra những hậu quả khác. Theo Thông tư 24 năm 2023 của Bộ Công an, người vi phạm trật tự, an toàn giao thông mà không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính sẽ không được giải quyết đăng ký xe. Chỉ khi nào họ hoàn thành nghĩa vụ nộp phạt thì mới được tiếp tục thực hiện các thủ tục đăng ký xe theo quy định.
Theo Điều 74 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung 2020), thời hiệu thi hành quyết định xử phạt là 1 năm kể từ ngày ra quyết định. Quá thời hạn này, quyết định sẽ không còn hiệu lực thi hành, trừ trường hợp quyết định có áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hoặc biện pháp khắc phục hậu quả.
(Ảnh minh hoạ)
Tuy nhiên, trong trường hợp người vi phạm cố tình trốn tránh, trì hoãn việc nộp phạt, thời hiệu thi hành quyết định sẽ được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn. Như vậy, việc bỏ lại xe để trốn tránh trách nhiệm sẽ không giúp người vi phạm thoát khỏi việc bị xử phạt mà còn có thể kéo dài thời gian thực thi quyết định.
Các biện pháp cưỡng chế chi tiết
Luật Xử lý vi phạm hành chính cũng quy định rõ về các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt. Cụ thể, cưỡng chế được áp dụng khi cá nhân, tổ chức không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt hoặc không tự nguyện hoàn trả kinh phí cho cơ quan đã thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.
Các biện pháp cưỡng chế bao gồm:
- Khấu trừ lương, thu nhập hoặc tiền từ tài khoản.
- Kê biên tài sản để bán đấu giá.
- Thu tiền, tài sản của người vi phạm do người khác đang giữ (nếu có).
- Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.
- Chính phủ sẽ quy định chi tiết về việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Thu Hà (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)