Bồ Tát được hiểu như thế nào?
Như bạn đã biết, Bồ Tát là một nhân vật khá phổ biến trong văn học và nghệ thuật Phật giáo. Trong nhiều câu chuyện, những người bình thường được mô tả là những vị Bồ tát vĩ đại, họ đã hóa thân thành nhiều hình thức khác nhau để giúp đỡ những người đang gặp khó khăn và hoạn nạn và giúp đỡ những người khác.
Bồ Tát xuất hiện phổ biến trong văn hoá dân gian như một vị thần cứu rỗi, họ đảm nhận một vai trò thật sự thông qua sự tiến hoá của những ý tưởng trước đây, và thông qua sự hợp nhất với các vị thần trong tín ngưỡng dân gian địa phương. Vậy Bồ Tát là ai?
Bồ Tát là những bậc trong Tam thập tam thiên thế giới, cứu giúp chúng sinh bằng hạnh Bồ Tát (Bồ Tát Maha tát). Bồ Tát thực hành ba mươi pháp Ba-la-mật-đa (theo quan điểm của Phật giáo Thượng Tọa bộ) hoặc sáu pháp Ba-la-mật-đa (theo quan điểm của phần lớn bộ phận Phật giáo Đại thừa). Trong Kinh văn Nikaya, Bồ-tát (pa. Bodhisatta) là thuật ngữ dùng để nhắc đến Phật Thích-ca Mâu-ni (hay Phật Gotama) trước khi giác ngộ trong khi ở văn bản Đại thừa. Bồ Tát được sử dụng để gọi bất kỳ chúng sinh nào phát Bồ-đề tâm thành Phật như Bồ Tát Quán Thế Âm, Bồ Tát Địa Tạng, Bồ Tát Phổ Hiền...
Mỗi vị Bồ Tát có những tướng mạo và công đức khác nhau, nhưng mục đích của các Ngài là làm lợi ích cho tất cả chúng sinh và giúp họ thoát khỏi khổ đau và mê lầm.
Bồ Tát còn để chỉ tất cả chúng sinh có Bồ đề tâm, tức là tâm hướng về Phật giáo và sự giải thoát.
Đức Phật là gì?
Đức Phật có nghĩa là "người giác ngộ". Đức Phật tượng trưng cho trạng thái quả vị cao nhất trong Phật giáo. Đức Phật thường được miêu tả là hiện thân của trí tuệ, từ bi, vô ngã, giải thoát và siêu việt. Giáo lý của Đức Phật bao gồm những khái niệm cốt lõi như Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, Vô Thường, Vô Ngã và Duyên Khởi, nhằm giúp tất cả chúng sinh loại bỏ khổ đau và vô minh, đạt được an lạc và hạnh phúc nội tại.
Phật hay nói đủ hơn là Phật đà, dịch âm từ ngữ Sanskrit cổ đại. Từ Phật bao hàm các nghĩa: Tự mình giác ngộ, giác ngộ cho người khác và giác ngộ - thấy biết tất cả, không gì là không thấy biết, không lúc nào là không thấy biết. Vì vậy mà Phật còn có các danh hiệu "Nhất biến tri" hay là "Chính biến tri".
Tường San (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)