Tỏi giàu dinh dưỡng, là gia vị thiết yếu trong nhà bếp, khi nấu ăn thường cho tỏi vào giúp món ăn thơm ngon hơn. Thông thường ăn một ít tỏi vừa phải cũng có thể diệt khuẩn, tốt cho sức khỏe.
Nếu bạn mua quá nhiều tỏi, bảo quản không đúng cách sẽ rất dễ bị mọc mầm, tuy tỏi sau khi nảy mầm vẫn có thể ăn được nhưng chất dinh dưỡng trong đó giảm đi đáng kể.
Thay vì để những củ tỏi nảy mầm lãng phí trong bếp, chúng ta có thể tận dụng để làm những việc thiết thực và thú vị hơn, nguyên liệu rất đơn giản chỉ cần một vài chiếc cốc giấy và tỏi.
Trước hết, chúng ta hãy lấy cả củ tỏi và bóc hết lớp vỏ bên ngoài, sau khi bóc vỏ tỏi sẽ thuận lợi hơn cho quá trình nảy mầm của tỏi. Vỏ tỏi sau khi bóc cũng không nên bỏ đi, hãy chôn dưới lớp đất để làm cho đất tơi xốp. Nguyên tố kali trong vỏ tỏi cũng có thể cung cấp chất dinh dưỡng cho đất trồng tỏi, có lợi cho sự sinh trưởng của tỏi.
Tiếp theo ta trộn đều vỏ tỏi với đất, cho vào cốc giấy dùng 1 lần rồi đặt tỏi trực tiếp lên đất, khi rễ tỏi chạm đất sẽ từ từ mọc rễ và đâm sâu vào đất, hấp thụ các chất dinh dưỡng trong đất, từ đó thúc đẩy tỏi phát triển mạnh mẽ.
Sau đó, ta đem ra ban công và tưới nước thường xuyên, khoảng 1 tuần là cây sẽ mọc lá xanh tốt. Cây tỏi sẽ ra hoa sau 2 - 3 tháng trồng, đến thời điểm này có thể thu hoạch ngồng tỏi, vừa tạo điện kiện cho củ tỏi phát triển mạnh; vừa có thể dùng ngồng tỏi để chế biến một số món ăn hấp dẫn.
Ngoài việc dùng để trồng tỏi, vỏ tỏi còn có thể dùng để trồng hoa, cây cảnh trong nhà, trồng cây trong chậu cũng có thể cung cấp chất dinh dưỡng cho đất, trộn vỏ tỏi vào đất còn có thể xua đuổi một số loại côn trùng nhỏ.
Nếu lượng tỏi sử dụng trong nhà bị dư thừa, chúng ta có thể trồng tỏi ở nhà bằng cách trên và trồng ở ban công, vừa có thể xua đuổi bọ nhỏ, vừa có lá xanh tươi có thể ăn được, thậm chí làm cây cảnh cũng đẹp.
Nguyễn Giang (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)