Ai nên giữ tiền lì xì của trẻ?
Trên mạng xã hội, chủ đề "Ai nên giữ tiền lì xì?" luôn thu hút sự quan tâm lớn. Đối với trẻ lớn, cha mẹ có thể hướng dẫn con tự quản lý tiền bạc dưới sự giám sát. Trong khi đó, với trẻ nhỏ, nhiều gia đình chọn cách giữ hộ và sử dụng số tiền này vào những mục đích lâu dài.
Một số chuyên gia gợi ý rằng cha mẹ có thể áp dụng phương pháp phân bổ tiền lì xì theo nguyên tắc 5 phần để giúp trẻ hình thành thói quen quản lý tài chính:
- 50% gửi ngân hàng: Nếu trẻ nhận được số tiền lớn, bố mẹ có thể mở tài khoản tiết kiệm riêng để giúp con hình thành thói quen tích lũy.
Xử lý tiền lì xì của con một cách thông minh
- 10% dành cho giáo dục: Khoản tiền này có thể dùng để mua sách vở, dụng cụ học tập, giúp trẻ hiểu rằng đầu tư vào kiến thức là cần thiết.
- 20% xây dựng thư viện mini: Trẻ có thể dùng số tiền này để mua sách yêu thích, khuyến khích đam mê đọc.
- 10% nuôi "heo đất": Dành cho các khoản chi tiêu cá nhân nhỏ như mua quà tặng bạn bè, giúp trẻ phát triển lòng yêu thương và sự chia sẻ.
- 10% tự do chi tiêu: Cho phép trẻ sử dụng một phần tiền cho những nhu cầu cá nhân, giúp rèn luyện khả năng quyết định.
Dạy trẻ quản lý tiền lì xì
Tết Nguyên Đán là cơ hội lý tưởng để rèn luyện tư duy tài chính cho trẻ. Theo cuốn "Cha giàu, cha nghèo", khi trẻ bắt đầu có sự quan tâm đến tiền bạc, đó là thời điểm thích hợp để giáo dục chúng về tài chính.
Nhiều trẻ em chưa thực sự hiểu giá trị đồng tiền, vì vậy số tiền lì xì đầu năm là một công cụ hữu ích để cha mẹ hướng dẫn con cái về cách sử dụng tiền hợp lý. Peter Lynch – nhà đầu tư huyền thoại – từng nhấn mạnh rằng sự giàu có không chỉ phụ thuộc vào IQ hay EQ, mà còn vào trí tuệ tài chính.
Lịch trình giáo dục tài chính theo độ tuổi
Các chuyên gia giáo dục tài chính khuyến nghị rằng trẻ em nên bắt đầu học về tài chính từ sớm:
3 tuổi: Nhận biết tiền giấy, tiền xu.
4 tuổi: Biết sử dụng tiền để mua đồ đơn giản.
5 tuổi: Hiểu rằng tiền đến từ lao động và công sức.
6 tuổi: Bắt đầu tập thói quen tiết kiệm.
7 tuổi: Biết xem giá sản phẩm và cân nhắc chi tiêu.
8 tuổi: Có thể mở tài khoản tiết kiệm, học cách kiếm tiền nhỏ lẻ.
9 tuổi: Tập lập kế hoạch chi tiêu hàng tuần.
10 tuổi: Học cách tiết kiệm cho những mục tiêu dài hạn.
11 tuổi: Biết phân tích giá trị hàng hóa, nhận diện khuyến mãi.
12 tuổi: Nhận thức về việc kiếm tiền không dễ dàng.
Trên 12 tuổi: Tìm hiểu về đầu tư tài chính.
Thu Hà (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)