Nguồn gốc của các phù dâu
Bạn nghĩ rằng các phù dâu là bạn tốt nhất của cô dâu và có thể hỗ trợ bạn mình trong ngày trọng đại? Sai rồi! Theo truyền thống, các phù dâu mặc đồ giống cô dâu để gây nhầm lẫn cho ma quỷ. Điều này sẽ khiến ma quỷ dễ bị lừa. Thậm chí, vào thời Đế chế La Mã, các phù dâu sẽ đi theo cô dâu đến làng mạc hoặc thị trấn nơi chú rể sinh sống. Bức tiệc lớn sẽ diễn ra để cô dâu an toàn trước cuộc tấn công của bọn cướp và bọn bắt cóc.
Nguồn gốc của các phù rể
Ở một số nền văn hóa, đàn ông sẽ "bắt cóc" hoặc "ăn cắp" cô dâu của họ (nếu gia đình nhà gái phản đối). Những người phù rể ban đầu xuất hiện với mục đích tiếp thêm sức mạnh và giúp đỡ chú rể trong cuộc chiến. Khi đó phù rể sẽ giúp chú rể chống lại bất kỳ ai phản đối việc bắt cóc cô dâu. Đồng thời, phù rể sẽ đứng bên cạnh chú rể và đảm bảo rằng cô dâu sẽ không chạy trốn trong ngày cưới.
Nguồn gốc của chiếc váy cưới màu trắng
Phụ nữ mặc váy trắng trong ngày cưới để tượng trưng cho sự tinh khiết? Điều này có vẻ không đúng cho lắm. Trên thực tế, chiếc váy trắng là một phát minh tương đối hiện đại. Vào khoảng những năm 1800, cô dâu thường mặc váy hoặc áo màu đỏ. Vậy tại sao lại xuất hiện váy màu trắng?
Đó là khi Nữ hoàng Victoria quyết định mặc bộ váy trắng trong đám cưới của mình vì bà thích màu này. Lúc đầu, tất cả mọi người đều bị sốc. Nhưng rồi sau đó, nó trở nên phổ biến và ngày nay bạn thấy đó, hầu như cô dâu nào cũng mặc váy cưới màu trắng phải không?
Nguồn gốc của hoa cưới
Các cô dâu Hy Lạp sẽ cầm theo một bó hoa cưới là hoa cúc bởi chúng có ý nghĩa để làm một chất kích thích tình dục.
Nguồn gốc của mạng che mặt cô dâu
Dường như tổ tiên của chúng ta có nỗi ám ảnh khá lớn với ma quỷ. Mục đích ban đầu của mạng che mặt cho cô dâu là để bảo vệ họ khỏi những linh hồn ghen tuông. Cùng với đó, nó được cho là giúp bảo vệ cô dâu khỏi ma quỷ. Thời xưa, mạng che mặt ở Hy Lạp có màu vàng, ở Roma có màu đỏ. Cả 2 màu sắc này đều tượng trưng cho việc chống lại ma quỷ.
Nguồn gốc của tuần trăng mật
Rất nhiều người cho rằng tuần trăng mật bắt nguồn từ các cuộc hôn nhân tạo thành từ cuộc bắt cóc. Khi đó người chồng sẽ phải trốn tránh khoảng 1 tháng sau khi bắt cóc cô dâu để ngăn chặn việc bị trả thù.
Nguồn gốc của nhẫn cưới
Các quan niệm hiện nay cho rằng nhẫn cưới đeo ở ngón tay thứ 4 là do ngón đó có tĩnh mạch đặc biệt dẫn đến tim. Trong tiếng Latin, nó được gọi là "vena amoris" nghĩa là mạch máu của tình yêu. Tuy vậy xét về mặt lịch sử, nhẫn cưới của cô dâu mang ý nghĩa biểu thị quyền sở hữu. Người ta cho rằng, trong nền văn hóa La Mã và Hy Lạp thời kỳ đầu, nhẫn là cách để trả cho cha của cô dâu và biển hiện sự thanh toán hoặc tài sản thế chấp. Sự trao đổi nhẫn của cô dâu và chú rể sau này là kết quả của sự tiến bộ trong nữ quyền.
TiTi (Theo Giadinhvietnam.com)