Cách 1: Bảo quản bằng tủ lạnh
Để kéo dài thời gian bảo quản, nhiều người thường cho măng thẳng vào ngăn đá. Tuy cách này giúp măng không hỏng, nhưng khi rã đông, măng sẽ mất nước, giảm độ giòn và dinh dưỡng. Thực ra, trước khi cho vào tủ lạnh, chúng ta cần làm thêm một bước quan trọng.
Cách làm:
Bóc vỏ và ngâm nước muối: Bóc sạch lớp vỏ ngoài của măng, ngâm vào chậu nước pha 1 thìa muối. Muối giúp đuổi côn trùng ẩn trong măng và giữ màu xanh tươi.
Rửa sạch và làm khô: Ngâm 15 phút, rửa lại bằng nước sạch để loại bỏ bụi bẩn. Sau đó, phơi măng nơi thoáng gió cho ráo nước (hoặc dùng khăn giấy thấm khô).
Cắt khúc và thoa dầu ăn: Cắt bỏ phần gốc già, chia măng thành khúc nhỏ. Cho vào tô, trộn đều với dầu ăn để tạo lớp màng bảo vệ, giữ ẩm và tránh ám mùi.
Đóng gói và trữ đông: Cho măng vào túi zip, chia theo khẩu phần, buộc kín rồi cấp đông. Khi dùng chỉ cần rã đông, chế biến như bình thường, măng vẫn giòn ngọt.
Cách 2: Muối chua (không cần tủ lạnh)
Phương pháp này giúp bảo quản ở nhiệt độ thường, để cả năm không hỏng.
Cách làm:
Sơ chế măng: Bóc vỏ, rửa sạch, cắt bỏ phần gốc già.
Chần măng: Đun sôi nước (không dùng nồng dầu mỡ), thả măng vào luộc 5-10 phút, đảo đều. Trong lúc chờ, pha nước muối đặc (tỷ lệ: 4 lít nước sôi + 250g muối), khuấy tan, để nguội.
Làm nguội và lột vỏ lụa: Vớt măng ra, bóc sạch lớp vỏ lụa (nếu không thích ăn phần dai).
Muối chua: Xếp măng vào chai nhựa sạch đã phơi khô, đổ ngập nước muối nguội, đậy kín.
Bảo quản: Để nơi khô ráo, thoáng mát. Khi dùng, ngâm măng qua đêm rồi nấu canh hay lẩu đều rất ngon.
Mẹo nhỏ: Mỗi chai nên đựng vừa 1 bữa để tiện lấy dùng. Cách này đơn giản, tỷ lệ thành công cao, ai cũng có thể làm được!
Diệu Hạnh (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)