Bánh Trung thu ngày nay được biến tấu với các loại bánh dẻo, bánh nướng với nhiều loại nhân khác nhau. Bánh có vị thơm ngọt, hình dáng tròn đều đẹp mắt, lớp vỏ bánh trung thu được tạo hình với nhiều hoa văn khá cổ điển kết hợp với tên của từng thương hiệu bánh.
Loại bánh có hình trong như vầng trăng rằm với ý nghĩa về một cuộc sống viên mãn, tràn đầy sự sung túc và đầm ấm. Trong đêm Trung thu loại bánh này không thể thiếu. Nhưng nhược điểm của loại bánh này là thời hạn sử dụng ngắn. Nếu được biếu quá nhiều bánh Trung thu đừng ăn cố, hãy bảo quản theo cách này.
Nếu bạn muốn bảo quản bánh trung thu nên cất bánh ở nơi thoáng mát khô ráo. Việc để bánh ở trên ban thờ lâu sẽ không có lợi cho việc bảo quản, vì ban thơ thường là nơi có nhiệt độ khá cao. Bạn có thể hạ lộc và cất ở nơi thoáng mát hơn.
Các loại bánh đã cắt, muốn bảo quản ăn ngay trong vài ngày thì bạn nên cho vào túi hút chân không lại rồi có thể để ngăn mát tủ lạnh. Bạn nên giữ lại túi hút ẩm khi bảo quản tủ lạnh. Nếu khi bỏ ra thấy bánh bị cứng, bạn để hả hơi lạnh, bánh sẽ mềm lại, hoặc có thể dùng lò vi sóng, lò nướng làm bánh mới lại.
Để lâu hơn nữa, bạn có thể bảo quản bánh trung thu trong ngăn đông. Khi để ngăn đông thì bánh sẽ bị đông cứng lại, bột có thể bị tình trạng lại bột. Nhưng bạn yên tâm, cả bánh nướng hay bánh dẻo sau thời gian bảo quản lạnh, bạn có thể dùng lò vi sóng nướng bánh.
Lưu ý:
Nếu là bánh chưa dùng thì để nguyên lớp vỏ nilon bọc bánh, chỉ bỏ lớp họp giấy bên ngoài. Nếu là bánh đã dùng thì nên bọc màng bọc thực phẩm lại, hút chân không là tốt nhất.
Muốn bảo quản trong ngăn đông thì bạn nên bọc thêm một lớp giấy bạc bên ngoài bánh. Đây là mẹo để giúp bánh giữ được hương vị tốt hơn. Khi muốn dùng thì bỏ lớp bọc và rã đông, sau đó cho vào nướng/hấp lại.
Để đảm bảo bánh trung thu không bị nhiễm khuẩn chéo từ các thực phẩm khác trong tủ, bạn nên bọc kín bánh trong hộp thực phẩm, túi zip, túi chân không và để gọn gàng chia khu trong tủ.
Tường San (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)