Thực phẩm tươi sống sẽ bị biến chất sau một thời gian để ở nhiệt độ phòng, không chỉ thay đổi màu sắc, hương thơm, mùi vị mà giá trị dinh dưỡng cũng giảm mạnh, vì vậy nên nó rất gây hại cho sức khỏe con người. Người xưa thường sử dụng các phương pháp như ướp muối, ngâm đường, sấy khô để bảo quản thực phẩm.
Chất bảo quản thực phẩm
Có rất nhiều yếu tố khiến thực phẩm bị hư hỏng, mà nguyên nhân chủ yếu là do vi sinh vật. Để ức chế hoạt động của vi sinh vật, ngăn ngừa thực phẩm bị hư hỏng thì trong quá trình sản xuất, lưu thông, bảo quản cần phải bổ sung chất bảo quản. Chất bảo quản có thể được chia thành 2 loại: chất bảo quản tự nhiên và chất bảo quản tổng hợp. Trong đó chất bảo quản tổng hợp được sử dụng rộng rãi nhất. Trong các tiêu chuẩn về sức khỏe, nhiều loại chất bảo quản được phép thêm vào thực phẩm.
Các chất bảo quản thực phẩm thường được sử dụng bao gồm axit sorbic và muối kali, axit benzoic và muối natri, nisin, v.v..., chẳng hạn như natri benzoat thường được sử dụng trong nước tương, kali sorbat thường được thêm vào đồ uống, dưa chua, gia vị và chất bảo quản, ngoài ra các loại rượu thì thường có sulfit,...
Không chất bảo quản sẽ tốt cho sức khỏe?
Trong công nghệ chế biến hoặc bản chất vốn có của một số loại thực phẩm như đồ hộp, muối ăn có thể đảm bảo không bị biến chất do vi sinh vật trong thời gian bảo quản, bởi lẽ đó những loại thực phẩm này không cần sử dụng chất bảo quản.
Hầu hết các loại thực phẩm đều giàu chất dinh dưỡng và có hàm lượng nước cao, tạo điều kiện thuận lợi cho một số lượng lớn vi sinh vật tồn tại và sinh sôi. Do đó, cần có chất bảo quản thực phẩm để ức chế sự phát triển của vi sinh vật. Thực phẩm như mì gạo thường hư hỏng sau 24 giờ nếu không thêm chất bảo quản, khi nhiệt độ tăng chúng sẽ bị hư hỏng một cách nhanh chóng. Vì vậy, nếu bạn không thể tự chế biến để ăn, thì nó có thể không an toàn nếu không có chất bảo quản trong chúng.
Hiện nay, nhiều loại thực phẩm được quảng cáo trên thị trường rằng “không chất bảo quản”. Tuy nhiên, những thực phẩm được dán nhãn "không chất bảo quản" này thường được bảo quản bằng cách thêm một lượng lớn muối và đường. Nhưng điều này còn đáng lo ngại hơn, vì khi lượng muối và đường quá cao sẽ rất nguy hại cho cơ thể con người hơn cả chất bảo quản được thêm vào với lượng cho phép.
Xử lý chất bảo quản thực phẩm một cách hợp lý
Vì mọi người thường nhạy cảm với chủ đề chất bảo quản thực phẩm và hầu hết chất bảo quản sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mùi vị của thực phẩm. Vì lẽ đó, các doanh nghiệp chính thức sử dụng chất bảo quản thực phẩm theo đúng tiêu chuẩn quốc gia trong quá trình sản xuất. Tất nhiên, vẫn khó có thể tránh khỏi một số vấn đề trong thực tế khi sử dụng chất bảo quản, chẳng hạn như sử dụng quá mức và quá giới hạn cho phép.
Vì vậy, chúng ta cần hiểu đúng và xử lý đúng chất bảo quản trong thực phẩm, không quá tin vào những lời tuyên truyền “không có chất bảo quản”, cũng như “nói về chất bảo quản làm mất màu”. Cố gắng mua những loại thực phẩm có uy tín và chất lượng, có sự kiểm định thì càng tốt, những sản phẩm như vậy sẽ an toàn và đáng tin cậy hơn.
T.T (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)