Phật Như Lai (Phật Thích Ca Mâu Ni) thường ngôi ở Tây Thiên giảng pháp, nhưng cả ba cõi Tam giới đều luôn rất kính trọng. Mỗi khi Như Lai xuất hiện đều có hào quang màu vàng chói lóa khiến người ta biết rằng vị thần tối cao của Phật giáo đến.
Nhưng có thể để ý rằng tất cả các đệ tử Phật giáo đều cạo trọc đầu, nhưng một số vị lãnh đạo đứng đầu của Phật giáo lại có mái tóc dày trên đầu, như vị Văn Thù và Phổ Hiền. Đặc biệt, Như Lai Phật Tổ có một điểm rất khác, đó là trên đầu có những "búi tóc" nhìn giống như những quả nho đen tròn. Vậy những "búi tóc" này tượng trưng cho điều gì? Và liệu những người tu hành có thể mọc tóc sau khi thành Phật không?
Có nhiều giả thuyết về hình dạng "búi tóc nhỏ" giống quả nho đen tròn trên đỉnh đầu Đức Phật. Có người nói là tóc giả, có người lại cho là rằng những "quả nho đen" này thực chất đều là tóc quăn.
Một số giả thiết khác lại cho rằng, vì Phật giáo bắt nguồn đến từ Ấn Độ nên có người cho rằng tóc của Đức Phật cũng gằn liền với nơi đây. Chủng tộc của Thích Ca Mâu Ni là Shakya, trời sinh tóc xoắn, cho nên búi tóc trên đầu Như Lai là xoắn từng lọn một.
Trong nghiên cứu khảo cổ điêu khắc chạm trổ và các họa sĩ khi khắc chạm và vẽ tượng hay ảnh của Đức Phật thì dựa vào 32 tướng đại nhân được mô tả trong các kinh Phật. Một trong 32 tướng đại nhân mà đức Phật có là tướng tóc xoắn. Mà theo nhân tướng học Ấn độ, tóc xoắn là biểu tượng của người thông minh. Vì vậy khi tạc tượng, hay vẽ tranh ảnh ngài, tướng "nhục kế" và tóc xoắn hình trôn ốc được khắc họa nổi bật, khiến chúng ta thấy như chỉ có tu sĩ mới cạo tóc, còn Phật thì không.
Theo một số kinh sách giải thích rằng những "búi tóc" trên đầu Như Lai thực chất là "nhục kế" (thịt xương, có sách nói búi thịt) được hình thành do xương trên đầu nhô ra, hình dạng xoắn ốc nhìn giống như búi tóc. Chỉ người có Phật pháp thâm sâu mới có. Một người càng có nhiều "nhục kế" thì địa vị và trình độ tu luyện của người đó càng cao. Và một ưu điểm nữa của "búi tóc này" là nó có thể phát ra ánh sáng vào những thời điểm quan trọng.
Lúc đầu Ngộ Không còn không bị Như Lai thuyết phục, cho dù bị Phật đè xuống dưới núi Ngũ Hành năm trăm năm, hắn vẫn không chịu thừa nhận thua mà cho rằng bị gài bẫy. Nhưng thái độ đối với Đức Phật lại hoàn toàn khác trong hành trình thỉnh kinh cùng Đường Tăng.
Từ lúc đầu không bị thuyết phục, đến trở nên ngoan ngoãn và bắt đầu kính sợ. Điều này cũng có thể là do Tôn Ngộ Không ban đầu không để ý đến những "nhục kế" này trên đầu Phật nên không biết công dụng của chúng. Mãi đến khi nghe Đường Tăng dạy hắn mới hiểu được sức mạnh của những "nhục kế" trên đầu Như Lai.
Vì vậy, khi Tôn Ngộ Không biết những thứ trên đầu Như Lai là có ý gì thì cũng vô cùng sợ hãi, dù sao những thứ này cũng không phải của Phật bình thường. Trong "Tây Du Ký" có một vị Phật có nhiều "nhục kế" trên đầu giống Như Lai chính là Phật A Di Đà (hay còn gọi là Phật Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Quang, Vô Ngại Quang, Thanh Tịnh Quang...).
Hoàng Anh (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)