Ba nghề không bao giờ thất nghiệp
1. Bác sĩ
Sức khỏe là yếu tố cốt lõi trong cuộc sống, và không ai có thể đảm bảo mình sẽ mãi khỏe mạnh. Chính vì vậy, nghề bác sĩ luôn đóng vai trò quan trọng và thiết yếu trong xã hội. Từ bác sĩ, y tá đến các nhân viên y tế, họ là những người không thể thiếu trong hệ thống chăm sóc sức khỏe. Hơn nữa, nhà nước ngày càng chú trọng đến việc cải thiện y tế, tạo điều kiện thuận lợi để người làm trong ngành này có thu nhập và cơ hội phát triển tốt hơn.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, nỗi lo bị máy móc thay thế đang hiện hữu ở nhiều ngành nghề. Tuy nhiên, vẫn có những công việc được xem là "bất khả xâm phạm" bởi robot và trí tuệ nhân tạo (AI). (Ảnh minh họa)
2. Giáo viên
Dù xã hội có phát triển đến đâu, giáo dục vẫn luôn là nền tảng của mọi tiến bộ. Giáo viên không chỉ truyền đạt kiến thức, mà còn là người định hướng, uốn nắn nhân cách thế hệ trẻ. Sự quan tâm sâu sắc của nhà nước và gia đình đối với giáo dục là lý do khiến nghề giáo viên luôn giữ được vị trí vững chắc trong xã hội.
3. Nhà khoa học
Cố triết gia Karl Marx từng khẳng định: "Khoa học kỹ thuật là lực lượng sản xuất trực tiếp". Những người làm công tác nghiên cứu, phát triển công nghệ là trụ cột trong quá trình hiện đại hóa quốc gia. Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo phát triển mạnh mẽ, nhu cầu về đội ngũ nghiên cứu càng trở nên cấp thiết, chứ không hề bị thay thế.
Ba nghề thu nhập cao
1. Luật sư
Luật sư là nhân tố không thể thiếu trong xã hội hiện đại. Sự phổ biến của pháp luật khiến nhu cầu tư vấn và tranh tụng ngày càng tăng. Đây là nghề đòi hỏi chuyên môn cao, người theo nghề cần vượt qua kỳ thi tư pháp, tích lũy kinh nghiệm và có giấy phép hành nghề chính thức.
2. Giáo viên
Là “kỹ sư tâm hồn”, giáo viên đóng vai trò quyết định trong việc đào tạo nhân tài. Trình độ và đạo đức của người thầy ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực và sự phát triển của quốc gia.
3. Bác sĩ
Không giống nhiều nghề khác, bác sĩ không cần nghỉ hưu sớm nếu sức khỏe còn cho phép. Trái lại, tuổi nghề cao thường đồng nghĩa với kinh nghiệm và uy tín - hai yếu tố làm nên thu nhập cao trong ngành y.
Những nghề robot không thể thay thế
Nhà khảo cổ - Công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, khả năng phân tích hiện trường, mà robot chưa thể đảm đương.
Bác sĩ thú y - Chủ vật nuôi muốn sự đồng cảm từ con người, chứ không phải từ một cỗ máy vô cảm.
Nhà thiết kế đồ họa - Sự sáng tạo và thẩm mỹ là những điều AI chưa thể học được.
Nhân viên y tế - Ngành y luôn cần sự tương tác cảm xúc giữa người với người.
Giáo viên - Tính nhân văn và giao tiếp không thể thay thế bằng máy móc.
Nhà văn - Cảm xúc, trí tưởng tượng là linh hồn của văn chương.
Luật sư - Tính chất phức tạp và linh hoạt trong các vụ việc pháp lý khiến robot khó lòng thay thế.
Diễn viên hài - Biểu cảm, ngữ điệu và cảm xúc là “vũ khí” của diễn viên – điều mà robot không có.
Chuyên viên trang điểm - Kỹ năng tinh tế và cá nhân hóa là điều robot chưa làm được.
Kiến trúc sư - Ngoài kiến thức chuyên môn, kiến trúc còn cần sự sáng tạo, cảm nhận thẩm mỹ và khả năng quy hoạch.
Top 10 nghề dễ bị robot thay thế
Nhân viên đánh máy - Công việc đơn giản, dễ tự động hóa.
Kế toán - Thu thập và xử lý dữ liệu dễ dàng bị phần mềm thay thế.
Nhân viên bảo hiểm - Các thuật toán có thể tính toán rủi ro chính xác hơn con người.
Nhân viên ngân hàng - Dịch vụ ngân hàng đang được số hóa mạnh mẽ.
Công nhân tuyến đầu - Công việc chân tay dễ được thay thế bằng robot.
Nhân viên chăm sóc khách hàng - Chatbot đang dần thay thế các tổng đài viên.
Lễ tân - Robot có thể đảm nhận các công việc đón tiếp cơ bản.
Phiên dịch viên - AI dịch thuật đang phát triển nhanh chóng.
Nhà báo - Ở mức độ cơ bản, máy móc có thể viết tin nhanh hơn con người.
Nhân viên tổng đài - Những công việc lặp lại dễ bị tự động hóa.
Hạ Tú (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)